Nỗi ám ảnh dịch bệnh - vết sẹo của nền kinh tế Trung Quốc

05/04/2020 09:00
05-04-2020 09:00:50+07:00

Nỗi ám ảnh dịch bệnh - vết sẹo của nền kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc dường như đã kiểm soát được sự lây lan của dịch Covid-19. Tuy nhiên, người tiêu dùng nước này vẫn không dám ra đường vì sợ, khiến các nhà hàng, cửa hiệu điêu đứng. 

Theo South China Morning Post, tuần này lệnh phong tỏa đã được nới lỏng nhưng đường phố và cửa hàng ở Bắc Kinh vẫn vắng vẻ. Tình trạng đó cho thấy dịch virus corona chủng mới có tác động sâu sắc và lâu dài đối với ngành dịch vụ Trung Quốc hơn tưởng tượng.

Nhiều nhà hàng, quán cà phê, quán rượu ở Bắc Kinh vẫn đóng cửa. Nhưng các hàng quán đã mở cửa trở lại cũng không có mấy khách hàng.

Vương Phủ Tỉnh - khu phố mua sắm nổi tiếng nhất Bắc Kinh - chỉ có lác đác vài người qua lại. Tại một cửa hàng Apple, nhân viên còn đông hơn người mua, tất cả đều đeo khẩu trang. Dọc con phố, nhiều cửa hàng đóng cửa từ trước khi mặt trời lặn.

Người Trung Quốc vẫn e ngại, chưa ra đường nhiều. Ảnh: Getty Images

Nỗi sợ vẫn còn

Trong một khu chợ ẩm thực ở trung tâm thành phố, chỉ có vài thực khách dùng bữa vào giờ cao điểm. Mỗi người chỉ được ngồi trong một bàn nhỏ để duy trì khoảng cách xã hội.

Trung Quốc dường như đã kiểm soát được sự lây lan của dịch virus trong nước. Tuy nhiên, số ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng mạnh trên toàn cầu lại tạo ra một mối đe dọa mới.

Một cuộc khảo sát được công bố hôm 3/4 cho thấy các doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc thuộc ngành dịch vụ vẫn đối mặt nhiều khó khăn. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 3 là 43,0, tức lĩnh vực đang bị thu hẹp.

“Có quá ít khách hàng. Chúng tôi chỉ bán được khoảng 100 bát mì, bằng một nửa so với bình thường”, chủ một cửa hàng mì nỏi tiếng ở Bắc Kinh than vãn.

Một cửa hàng sách tại trung tâm thành phố mới mở cửa lại sau hai tháng rưỡi đóng cửa, nhưng chỉ có vỏn vẹn 4 khách hàng, một trong số đó là phóng viên của South China Morning Post. Cả 4 người đều được yêu cầu kiểm tra thân nhiệt và ghi lại thông tin cá nhân trước khi vào.

Người Trung Quốc không dám ăn ở ngoài vì nỗi lo dịch bệnh. Ảnh: AFP

Người lao động trong các ngành dịch vụ cũng hoang mang vì không biết đến bao giờ tình trạng này mới kết thúc. “Tôi chưa bao giờ thấy cửa hàng KFC trống rỗng như vậy”, một nhân viên của KFC tại Vương Phủ Tỉnh vừa nói vừa chỉ vào phòng ăn trống khách.

Một người bán tạp hóa tại khu chợ thực phẩm gần đó liên tục lắc đầu khi nói đến số lượng khách hàng sụt giảm. Tháng trước, sau khi chính phủ Trung Quốc mở cửa trở lại khoảng 500 rạp chiếu phim trên toàn cầu, mỗi rạp chỉ có khoảng 2 khán giả mỗi ngày.

Hiện, nhiều nơi trên khắp Trung Quốc áp dụng lại các biện pháp kiểm soát vì lo sợ dịch bùng phát lại. Người Trung Quốc cũng không dám ra ngoài ngay cả khi cửa hiệu, nhà hàng đã mở cửa.

Vết sẹo chưa lành

Thượng Hải đã đóng cửa một số địa điểm du lịch, Tứ Xuyên cũng đóng cửa các phòng hát karaoke. Trong khi đó, rạp chiếu phim trên cả nước bị đóng cửa sau một thời gian ngắn mở cửa trở lại.

Trong chuyến thăm đến Hàng Châu hôm 3/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng cả nước phải giữ cảnh giác. “Nếu các bạn muốn xem một bộ phim, hãy xem trực tuyến thay vì đến rạp”, ông nói.

Lĩnh vực dịch vụ chiếm 60% nền kinh tế Trung Quốc và tạo ra phần lớn việc làm. Tốc độ phục hồi chậm chạp của ngành này gây thêm áp lực lớn cho nền kinh tế thứ hai thế giới, trong khi các nhà sản xuất công nghiệp vẫn chật vật vì số lượng đơn hàng quốc tế sụt giảm.

“Chỉ riêng thiệt hại về tiêu dùng của Trung Quốc cũng có thể kéo tăng trưởng kinh tế sụt giảm 4,5% trong quý II/2020. Nỗi sợ của người Trung Quốc vẫn chưa tan biến”, South China Morning Post dẫn lời ông Liang Zhonghua, chuyên gia phân tích vĩ mô tại Zhongtai Securities, nhận định.

Hiện, người từ nơi khác đến Bắc Kinh phải cách ly trong vòng 14 ngày, các cuộc tụ họp đông người vẫn bị cấm. Những biện pháp này khiến nhiều lao động nhập cư không thể quay lại làm việc. Không ít người dân địa phương chọn làm việc tại nhà dù chính quyền khuyến khích mọi người ra ngoài và chi tiêu.

Các rạp chiếu phim tại Trung Quốc tiếp tục bị đóng cửa. Ảnh: Getty Images

Hôm 1/4, lưu lượng hành khách của hệ thống tàu điện ngầm Bắc Kinh là 3,05 triệu hành khách/ngày, chưa bằng 1/3 cùng kỳ năm ngoái, trong khi lưu lượng xe ôtô giảm 15%, theo dữ liệu của chính phủ.

Theo South China Morning Post, các lệnh phong tỏa kéo dài đã làm thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân Trung Quốc. Nhiều người chuyển sang nấu ăn tại nhà để cắt giảm chi tiêu. “Tôi sẽ tiếp tục nấu ăn tại nhà ngay cả khi mọi thứ trở lại bình thường vì rẻ và tốt cho sức khỏe hơn”, một luật sư tên Li tại Bắc Kinh tiết lộ.

Sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng khiến doanh thu bán lẻ tại Bắc Kinh sụt giảm 17,9% trong 2 tháng đầu năm, trong khi mức giảm toàn quốc là 20,5%.

Kể từ ngày 18/3, các doanh nghiệp Bắc Kinh đã tung ra hàng loạt chương trình ưu đãi có tổng giá trị 150 triệu NDT (21,14 triệu USD) để thu hút khách hàng. Nhưng với những khó khăn kinh tế trước mắt, "cơn bão" mà doanh nghiệp và người tiêu dùng phải hứng chịu vẫn chưa qua đi.

Phương Thảo

Zing.vn







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hàn Quốc kêu gọi Mỹ miễn trừ thuế thép, ôtô trước thời hạn 8/7

Hàn Quốc thúc giục Mỹ miễn trừ thuế thép, ôtô trước hạn 8/7 để duy trì thương mại song phương công bằng và ổn định giữa hai nước.

Thêm một quan chức Fed ủng hộ hạ lãi suất vào tháng 7

Trong ngày 23/06, Thống đốc Fed Michelle Bowman bày tỏ sự ủng hộ hạ lãi suất tại cuộc họp chính sách tháng 7, với điều kiện lạm phát tiếp tục được kiềm chế.

Giá cước vận chuyển LNG tăng vọt lên mức cao nhất trong tám tháng

Vào ngày 23/6, giá cước vận tải tại Đại Tây Dương đối với loại tàu phổ biến, sử dụng động cơ hai kỳ và có sức chứa 174.000m3 LNG, được định giá 51.750 USD/ngày, mức...

Mỹ áp thuế cao hơn với thiết bị gia dụng chứa thép từ ngày 23/06

Từ ngày 23/06, Mỹ chính thức áp thuế quan cao hơn lên các thiết bị gia dụng có chứa thép theo thông báo mới của chính phủ. Người tiêu dùng có thể phải đối mặt với...

Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan xuất khẩu kỷ lục sang Mỹ trước hạn chót thuế quan của ông Trump

Các doanh nghiệp châu Á vội vã xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trước hạn chót hoãn thuế thuế quan đối ứng của Tổng thống Donald Trump, qua đó càng khiến thâm hụt thương...

Nghịch lý kinh tế Israel

Trong bối cảnh xung đột Israel–Palestine leo thang nghiêm trọng từ cuối năm 2023, ít ai ngờ nền kinh tế Israel lại có những dấu hiệu khởi sắc đáng kinh ngạc.

Ông Trump thông báo Israel và Iran đạt thỏa thuận ngừng bắn

Trong một diễn biến bất ngờ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Israel và Iran đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn "hoàn toàn và toàn diện", mở ra hy vọng chấm dứt cuộc...

Xung đột Trung Đông leo thang, vận tải biển qua Bán đảo Ả-rập đối mặt nguy cơ gián đoạn

Ngành vận tải biển toàn cầu đang đối mặt với mức độ rủi ro chưa từng có khi căng thẳng Trung Đông tiếp tục leo thang.

Kinh tế Mỹ sẽ đối mặt với cú sốc chiến tranh?

Nếu một cuộc chiến thương mại toàn cầu là vẫn chưa đủ để các doanh nghiệp và người tiêu dùng “ngấm đòn”, thì có vẻ như xung đột Israel - Iran đang ngày càng có nguy...

Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngăn Iran đóng cửa eo biển Hormuz

Căng thẳng ở Trung Đông một lần nữa đặt thế giới trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng. Trong ngày 22/06, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã đề nghị Trung Quốc can thiệp...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98