VEPR đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế do dịch bệnh khó lường

13/04/2020 16:15
13-04-2020 16:15:00+07:00

VEPR đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế do dịch bệnh khó lường

Theo các chuyên gia VEPR, trong bất kỳ kịch bản nào, sự phục hồi hoàn toàn của các ngành kinh tế, như hàng không, du lịch, thời trang xuất khẩu… sẽ gặp nhiều khó khăn và kéo dài.

* Thủ tướng: Tuần tới phải có các kịch bản để phục hồi kinh tế sau dịch

* Đại học Kinh tế Quốc dân dự báo các kịch bản cho kinh tế Việt Nam

* Kịch bản nào cho kinh tế thế giới

(Ảnh minh họa. Nguồn; TTXVN)

“Kịch bản lạc quan nhất đó là bệnh dịch COVID-19 được khống chế hoàn toàn vào giữa tháng 5 và hoạt động kinh tế của Việt Nam dần trở lại bình thường. Bên cạnh đó, các nước trên thế giới cũng bắt đầu nới dần các biện pháp phong tỏa.

Nhờ đó mà các hoạt động kinh tế trong nước, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ sẽ khởi động lại dè dặt và dần hồi phục bắt đầu vào cuối quý 2,” Tiến sỹ Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) chia sẻ tại “Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 1” của VEPR mới được công bố ngày 13/4.

Hồi phục kinh tế sẽ… kéo dài

Tại báo cáo trên, nhóm nghiên cứu của VEPR cũng đưa ra các kịch bản trung tính và bi quan. Cụ thể, kịch bản 2-Bệnh dịch trong nước sẽ kéo dài và khống chế hoàn toàn vào nửa sau của quý 3 và các nước trên thế giới tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội ảnh hưởng bởi sự tái phát của bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế tài chính quan trọng, thì các hoạt động kinh tế sẽ dần trở về bình thường vào cuối quý 3.

Cuối cùng, kịch bản 3-Bệnh dịch trong nước kéo dài và khống chế ở nửa cuối của quý 4. Bên ngoài, các nước vẫn tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội do sự tái phát của bệnh dịch. Theo đó, các hoạt động kinh tế dự báo sẽ trở lại bình thường ở thời điểm cuối quý 4.

“Trong bất kỳ kịch bản nào, thời kỳ hậu COVID-19 ở Việt Nam với sự phục hồi hoàn toàn của các ngành kinh tế, như hàng không, du lịch, thời trang xuất khẩu… sẽ gặp nhiều khó khăn và kéo dài cho tới khi thế giới hoàn toàn kiểm soát được bệnh dịch,” ông Thế Anh nhận định.

Thận trọng hơn, tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính-ngân hàng cho rằng tiến trình đi vào hồi phục sẽ rất lâu. Nền kinh tế Việt Nam sẽ mất khoảng từ sáu tháng đến một năm để có thể trở lại bình thường và ổn định trong hai quý cuối của năm 2021.

“Nếu Việt Nam kiểm soát thành công dịch bệnh vào cuối tháng Sáu, dự báo tốt nhất tăng trưởng kinh tế trong năm 2020 sẽ vào khoảng 5 %. Kịch bản xấu hơn, dịch bệnh trong nước và thế giới vẫn nghiêm trọng tại thời điểm nửa cuối của năm, kinh tế của Việt Nam sẽ đi vào ảnh hưởng lớn và kịch bản xấu nhất là tăng trưởng có thể âm. Năm 2019, GDP của Việt Nam đạt trên 300 tỷ USD thì với kịch bản xấu sẽ rơi về dưới con số này,” ông Hiếu nói.

(Nguồn: VEPR)

COVID-19 sẽ thay đổi toàn diện hành vi của con người?

Với cái nhìn tổng quan, tiến sỹ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES), chỉ ra trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, kinh tế toàn cầu chưa cho thấy thấy sự liên kết giữa các nước hoặc sự liên kết rất mờ nhạt giữa các tổ chức quốc tế, các thể chế đa phương. Đây là thách thức lớn cho sự phục hồi của các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới.

Vì vậy, ông Thành dự báo nền kinh tế sẽ phục hồi dựa trên việc kiểm soát dịch bệnh của các chính phủ. Theo ông, các nhà nghiêm cứu kinh tế và nhà khoa học chuyên ngành cần phải có sự kết hợp, cùng nhau tìm hiểu những tác động của dịch bệnh đến đời sống kinh tế-xã hội. Như, liệu con người sẽ đi qua cơn đại dịch này như một “tai nạn” hay các cá nhân đang thay đổi toàn diện tất cả các hành vi, từ nhu cầu chi tiêu, thói quen, sở thích, hình thức du lịch, thương mại điện tử và truyền thống…?

“Cần phải xem xét nghiêm túc, nếu thực sự có sự thay đổi về hành vi thì các dự báo kinh tế sẽ phải thận trọng hơn rất nhiều. Trên thực tế, kinh tế Việt Nam ảnh hưởng nhiều vào kinh tế toàn cầu, cá nhân tôi cho rằng sự phục hồi sẽ theo hình thức chữ U và khó có quốc gia nào có thể thoát ra khủng hoảng theo hình chữ V. Vì hiện tại, có rất nhiều định dạng quan trọng đã bị phá hủy cũng như rất nhiều thói quen đã bị thay đổi,” ông Thành nhấn mạnh.

Đồng tình với những ý kiến phân tích trên, vị Kinh tế trưởng của VEPR cho rằng trong ngắn hạn, chi tiêu của khu vực công có thể bù đắp được những khó khăn từ dịch bệnh nhưng trong dài hạn là không thể. Do vậy, ông Thế Anh nhấn mạnh, “triển vọng kinh tế Việt Nam những năm sau phụ thuộc nhiều vào việc phát triển thành công vắcxin hoặc thuốc đặc trị trên thế giới. Thêm vào đó, con số tăng trưởng GDP không phản ánh được hết những khó khăn thật của nền kinh tế do chưa thể hiện được đầy đủ khu vực phi chính thức vốn bị ảnh hưởng nặng nề hơn hẳn so với những đợt suy thoái trước đây.”

Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu của VEPR kiến nghị để hướng tới dài hạn, chính sách của chính phủ phải đúng trọng tâm, tránh dàn trải gây tốn kém nguồn lực trong ngắn hạn, (như chính sách giảm giá điện hay tiền thuê đất). Bên cạnh đó, các cấp quản lý cần xây dựng đồng thời các kịch bản ứng phó khác nhau đối với từng cấp độ về bệnh dịch (cấp độ chính sách “hỗ trợ” hay “cứu trợ”). Trong mọi hoàn cảnh, chính sách ban hành phải tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp còn có khả năng hoạt động, những phương án thích ứng-vừa sản xuất, vừa phòng chống dịch bệnh đồng thời tránh "ngăn sông cấm chợ" cực đoan.

Thêm vào đó, chính sách cũng cần phải phân định đối tượng bị ảnh hưởng khác nhau, như nhóm các doanh nghiệp bị ngừng hoạt động nên có những ưu tiên khoanh/ngưng các chi phí tài chính. Khi đại dịch qua đi, các doanh nghiệp này còn có thể hoạt động trở lại sẽ đưa vào nhóm hỗ trợ khuyến khích tín dụng. Bởi trên thực tế, các chính sách giãn thời gian hay thậm chí là miễn các loại thuế vừa qua hoàn toàn không có tác dụng với nhóm doanh nghiệp này.

Đối với nhóm các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhưng còn hoạt động, chính sách của Nhà nước cũng cần có tiêu chí phân loại mức độ chịu ảnh hưởng và sự hỗ trợ, như hoãn/miễn đóng bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất, lãi vay, giãn thu thuế VAT (mà không phải thuế thu nhập doanh nghiệp). Với nhóm các doanh nghiệp ít hoặc không bị ảnh hưởng từ dịch bệnh hoặc có hướng chuyển đổi mô hình kinh doanh hiệu quả, chính sách cần tạo điều kiện về môi trường thể chế và chính sách ngành. Bởi, đây là nhóm gánh đỡ cho cả nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng.

 “Chính sách không nên quá tập trung vào một mục tiêu. Các chính sách hiện nay đang tập trung ứng phó với tình hình của dịch bệnh mà thiếu vắng các phương án kinh tế cụ thể sau khi thoát ra khỏi đại dịch,” ông Thành nói./.

Hạnh Nguyễn

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98