Với 1.200 ca tử vong/ngày vì Covid-19, Mỹ tiến vào 'thời khắc Trân Châu Cảng'

06/04/2020 10:36
06-04-2020 10:36:09+07:00

Với 1.200 ca tử vong/ngày vì Covid-19, Mỹ tiến vào 'thời khắc Trân Châu Cảng'

Ngay sau khi các bác sĩ hàng đầu của Mỹ cảnh báo nước này nên chuẩn bị tinh thần bước vào “tuần khó khăn và đau buồn nhất”, Đại học Johns Hopkins ghi nhận hơn 1.200 ca tử vong vì Covid-19 trong ngày.

* Một tháng Covid-19 'oanh tạc' kinh tế Mỹ

* Làn sóng thất nghiệp ở Mỹ chỉ mới bắt đầu

Với 1.200 ca tử vong/ngày vì Covid-19, Mỹ tiến vào 'thời khắc Trân Châu Cảng'
Một bệnh viện dã chiến ở công viên trung tâm thành phố New York. Ảnh: AFP/Getty

Số liệu trên website của Đại học Johns Hopkins tính đến cuối ngày 5.4 (giờ Washington D.C) cho thấy đã có ít nhất 337.072 ca mắc Covid-19 tại Mỹ, trong đó 9.622 người đã tử vong.

Trong cuộc họp báo ngay trước đó, bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện nghiên cứu Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ và là thành viên then chốt của tổ đặc nhiệm chống Covid-19 của Nhà Trắng, cảnh báo số ca tử vong vì dịch Covid-19 tại Mỹ sẽ còn gia tăng trong thời gian tới, bất chấp các số liệu cho thấy số ca nhiễm mới có vẻ “ổn định”.

“Tôi sẽ không nói rằng chúng ta đã khống chế được dịch bệnh. Đó là tuyên bố sai lầm”, bác sĩ Fauci chia sẻ trên kênh CBS Chủ nhật.

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố nước này sẽ thử nghiệm dùng thuốc Hydroxychloroquine trị Covid-19 tại Detroit, Michigan. Ảnh: AFP/Getty

Về phần mình, Phó đô đốc Jerome Adams, tổng y sĩ của Mỹ, đưa ra cảnh báo ảm đạm và trực tiếp hơn: “Đây sẽ là tuần khó khăn và đau buồn nhất đối với đa số người dân Mỹ, nếu nói cho chính xác”, theo Fox News.

“Đây sẽ là thời khắc giống như “trận Trân Châu Cảng”, như sự kiện 11.9.2001, khác biệt duy nhất là điều này không xảy ra cục bộ hay chỉ ở một địa phương”, theo Phó đô đốc Adams.

Tổng y sĩ Adams lưu ý hiện vẫn còn 9 tiểu bang không áp dụng lệnh phong tỏa, và cũng là các bang chịu trách nhiệm cung cấp phần lớn nguồn lương thực, thực phẩm cho Mỹ.

Ông kêu gọi lãnh đạo những bang này hãy thúc giục người dân ở nhà ít nhất trong 7 – 10 tuần tới: “Vẫn còn ánh sáng cuối đường hầm nếu mọi người đều thực hiện phần việc của mình”.

Tổng thống Trump cho hay sẽ đeo khẩu trang nếu cần thiết. Ảnh: AFP/Getty

Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump hôm 5.4 đã bày tỏ hy vọng Mỹ đang chứng kiến tình trạng “chững lại” ở một số điểm nóng dịch bệnh, khẳng định người Mỹ đã bắt đầu thấy được “ánh sáng cuối đường hầm”, theo Reuters.

New York, bang hứng chịu dịch Covid-19 hoành hành nặng nhất, hôm 5.4 cho hay, lần đầu tiên trong một tuần, số ca tử vong tại địa bàn bang này giảm đi so với một ngày trước đó. Tuy nhiên, New York vẫn ghi nhận gần 600 ca tử vong mới và thêm hơn 7.300 trường hợp.

“Có lẽ đó là dấu hiệu tốt”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại buổi họp báo ở Nhà Trắng.

Tàu điện ngầm không người ở thành phố New York, sau khi ít nhất 22 nhân viên làm việc cho tàu điện ngầm chết vì dịch Cvodi-19 và 1.092 người mắc bệnh. Ảnh: AFP/Getty

Thống đốc bang New York, Andrew Cuomo cùng ngày thông báo số ca nhiễm mới đã giảm 50% trong vòng 24 giờ, nhưng ông tỏ ra thận trọng khi cho rằng vẫn chưa rõ liệu cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19 đã đạt đỉnh tại địa bàn bang hay không.

Vào thời điểm thông báo, New York ghi nhận hơn 122.000 ca Covid-19, với 4.159 ca tử vong.

Thụy Miên

Thanh niên







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài toán khó cho công suất pin mặt trời dư thừa ở Trung Quốc

Sau khi ghi nhận khoản thua lỗ đến 40 tỉ đô la hồi năm ngoái, các công ty pin mặt trời Trung Quốc kêu gọi chấm dứt cuộc chiến giá và tìm giải pháp cho tình trạng dư...

Khi tư pháp Mỹ can thiệp vào hành pháp

Những diễn biến bất ngờ liên quan đến chính sách thuế quan của Chính phủ Mỹ buộc nhiều người phải tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống tư pháp của nước này.

Ngành rượu Trung Quốc đang "tan nát" vì 3 cú sốc

Có điều gì đó thiếu vắng khi Kweichow Moutai, công ty rượu có giá trị lớn nhất thế giới, tổ chức cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 5. Những người tham dự không...

Các ngân hàng toàn cầu ráo riết săn lùng nhân tài tại Nhật Bản

Trong bối cảnh thị trường lao động tại Nhật Bản thuộc hàng khan hiếm nhất thế giới, các nhà tuyển dụng sẵn sàng giữ ứng viên trong phòng phỏng vấn nhiều giờ liền và...

Đâu là nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư?

Căng thẳng thương mại và thuế quan đang gia tăng đã vượt lên trở thành mối lo lắng hàng đầu của các nhà đầu tư toàn cầu, bỏ xa tất cả những rủi ro kinh tế khác...

Khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ cận kề

Những phát biểu của ông Trump và các quan chức trong tuần trước cho thấy hàng loạt kịch bản đang được cân nhắc khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ...

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...

Những khoảng lặng ở cảng biển nhộn nhịp nhất nước Mỹ

Sự sụt giảm trong hoạt động tại cảng Los Angeles diễn ra khi các nhà nhập khẩu hàng hóa và nhà bán lẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ thương mại với...

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98