Yuanta: Giá dầu giảm có lợi cho việc kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô của Việt Nam

27/04/2020 11:25
27-04-2020 11:25:28+07:00

Yuanta: Giá dầu giảm có lợi cho việc kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô của Việt Nam

Theo báo cáo chuyên đề mới công bố của CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta) việc giảm giá dầu sẽ có tác động tiêu cực tới GDP, nhưng không nhiều trong ngắn và trung hạn. Thay vào đó sẽ có lợi nhiều hơn trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô.

Hai kịch bản cho giá dầu 

Trong báo cáo, 2 kịch bản giá dầu được Yuanta đưa ra.

Ở kịch bản 1, các quốc gia ngừng hút dầu hoặc nền kinh tế toàn cầu hoạt động trở lại vào cuối quý 2 Giá dầu Brent cân bằng và tạo đáy tại vùng 16.04 - 16.37 USD/thùng. Sau đó, giá dầu Brent có thể tăng về mức 49.65 USD/thùng. Chỉ số Baltic (mức phí cước vận tải biển thế giới) đã giảm về đáy của giai đoạn khủng hoảng năm 2008. Nếu các nền kinh tế lớn dần hoạt động sản xuất trở lại vào cuối quý 2 thì nhu cầu dầu có thể sẽ hồi phục trở lại trong quý 3. Xét trên mô hình giá, Yuanta kỳ vọng giá dầu Brent sẽ kết thúc chu kỳ giảm từ năm 2014 tại vùng giá 16.04 - 16.37 USD/thùng.

Với kịch bản 2, các quốc gia tiếp tục duy trì sản xuất dầu nhằm giữ thị phần Giá dầu Brent có thể tiếp tục giảm thêm 50% so với giá trị hiện tại ngày 24/04/2020, tức là giá dầu Brent có thể sẽ giảm về vùng giá 9 – 10 USD/thùng.

Yuanta nghiêng nhiều hơn ở kịch bản 1 có thể xảy ra.

Kiềm chế lạm phát dễ hơn khi giá dầu giảm

Từ năm 2009 tới nay tỷ trọng nguồn thu từ dầu thô trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước đã giảm đáng kể, từ mức 13% giai đoạn 2009-2014 xuống còn 4.7% giai đoạn 2015-2019. Dự toán năm 2020, thu ngân sách từ dầu thô ở mức 35.2 ngàn tỷ đồng, chiếm 2.3%. Theo số liệu từ bộ tài chính quý 1/2020 thu ngân sách từ dầu thô đạt 14.6 ngàn tỷ đồng, đạt 41.4% dự toán. Do đó, Yuanta cho rằng việc giá dầu giảm sẽ có ảnh hưởng không quá lớn đối với số thu ngân sách của Chính phủ từ dầu thô trong năm 2020.

Xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam trong quý 1/2020. Nguồn: Yuanta VN

Ngược lại, việc giá dầu thô giảm sẽ có tác động tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn. Yuanta nhận xét, mặc dù nước ta cũng có hoạt động khai thác dầu thô, tuy nhiên hàng năm lượng dầu nhập khẩu vẫn cao hơn so với xuất khẩu. Riêng 3 tháng đầu năm, xuất khẩu dầu thô ước đạt 1.2 triệu tấn trong khi lượng nhập khẩu đạt 1.85 triệu tấn. Giá dầu giảm sẽ giúp Việt Nam giảm chi phí nhập khẩu xăng dầu qua đó cũng sẽ tiết kiệm được một lượng ngoại tệ đáng kể.

Quan trọng hơn hết, việc giảm giá dầu sẽ giúp giảm chi phí sản xuất đầu vào đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước giúp giảm giá thành sản xuất, giá cả hàng hóa có cơ hội giảm giúp kích thích tiêu dùng trong nước.

Giá xăng dầu giảm cũng sẽ giúp cho việc kiềm chế lạm phát trở nên dễ dàng hơn, nhất là trong bối cảnh chính phủ sử dụng các chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế. Hiện tại ngành giao thông chiếm khoảng 9.4% trong tỷ trọng CPI, giá dầu giảm sẽ trực tiếp làm giảm CPI của ngành giao thông và ít nhiều sẽ gián tiếp giảm CPI của các ngành khác. Có thể thấy rõ tác động này trong tháng 3 vừa qua, khi giá thịt lợn vẫn duy trì mức cao, giá lương thực thực phẩm khiến CPI ngành Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng hơn 10%, thay vào đó giá dầu liên tục giảm trong tháng 3 (-2.6%) đã giúp CPI tháng 3 chỉ tăng mức 2.95%.

Ngành khai khoáng chiếm tỷ trọng khoảng 6.3% GDP, trong đó dầu khí chiếm phần lớn. Trong quý 1 vừa qua tăng trưởng GDP ngành Khai khoáng ở mức -1.03% so với cùng kỳ Q1/2019. Với việc giá dầu tiếp tục giảm sâu khiến cho việc khai tác dầu tại Việt Nam khó có lãi và các doanh nghiệp khai thác dầu có thể sẽ giảm sản lượng khai thác trong thời gian tới nếu giá dầu vẫn ở mức như hiện nay. Yuanta cho rằng tăng trưởng GDP ngành khai khoáng tiếp tục ở mức âm trong 3 quý còn lại. Điều này sẽ phần nào làm giảm GDP cả nước trong năm 2020.

Tựu trung lại, Yuanta đánh giá việc giảm giá dầu sẽ có tác động tiêu cực tới GDP, nhưng không nhiều trong ngắn và trung hạn. Thay vào đó sẽ có lợi nhiều hơn trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô.

Đông Tư

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

MBS rút ra được điều gì từ vụ công ty chứng khoán bị hacker tấn công?

"Các nhà đầu tư sẽ quan tâm hơn đối với an ninh an toàn của các công ty chứng khoán (CTCK), sẽ tìm hiểu các CTCK đầu tư ra sao cho hệ thống công nghệ thông tin, an...

Góc nhìn 29/03: Hạn chế mua mới?

VCBS đánh giá VN-Index sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận lại khu vực 1,290-1,300 điểm nên nhà đầu tư khuyến nghị các nhà đầu tư hạn chế mua mới tại thời điểm hiện tại.

Nhận diện cơ hội và rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam 2024

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới sẽ có nhiều kỳ vọng nhưng cũng không thiếu rủi ro.

Chứng khoán Vietcap: Ngành điện kỳ vọng hồi phục khi kế hoạch triển khai QHĐ8 được ban hành

Trong buổi hội thảo tổ chức chiều ngày 27/03 về triển vọng ngành điện và xây lắp điện, Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) nhận định mảng xây lắp điện có triển vọng cao...

Góc nhìn 28/03: Dừng mua, cân nhắc chốt lời cổ phiếu?

Theo CTCK Beta, nhiều khả năng áp lực chốt lời sẽ duy trì ở mức cao khi VN-Index vẫn đang nằm trong vùng kháng cự mạnh 1,280-1,300 điểm. Vì vậy, nhà đầu tư nên thận...

SSI Research: Đường Quảng Ngãi có thể tăng cổ tức tiền mặt lên 45-50% trong 2025

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) dự kiến nâng tỷ lệ cổ tức 2023 lên 40% bằng tiền (4,000 đồng/cp). Với mức lợi nhuận cao, SSI Research dự...

Góc nhìn 27/03: Sớm tiến lên khu vực 1,300 - 1,310?

VCBS cho rằng thị trường đang có dấu hiệu sideway tích lũy và nếu thanh khoản vẫn gia tăng ổn định thì VN-Index sẽ sớm tiến lên khu vực 1,300-1,310 điểm.

Vietstock LIVE #7: Chuyên gia "điểm mặt" những rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán

Bên cạnh tối đa hóa lợi nhuận thì quản trị rủi ro danh mục đầu tư cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chủ đề Vietstock LIVE #7: “Các Rủi Ro Của Thị Trường” sẽ...

Góc nhìn 26/03: VN-Index khả năng giảm điểm trong ngắn hạn

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index nhiều khả năng giảm điểm, nhà đầu tư được khuyên thận trọng.

Cổ phiếu GIL, LHG và TNH có tiềm năng?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua GIL với mảng bất động sản khu công nghiệp (KCN) sẽ là động lực tăng trưởng mới; mua LHG dựa trên triển vọng tích cực...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98