Bộ GTVT đề xuất tăng phí 'cứu' doanh nghiệp BOT

13/05/2020 08:13
13-05-2020 08:13:31+07:00

Bộ GTVT đề xuất tăng phí 'cứu' doanh nghiệp BOT

Theo thống kê của Bộ GTVT, có 58/60 dự án BOT doanh thu thực tế thấp hơn so với doanh thu dự báo trong phương án tài chính, trong đó 17 dự án doanh thu thực tế chưa đạt 50%.

Bộ GTVT đề xuất tăng phí hỗ trợ doanh nghiệp BOT. Ảnh: H.Trọng

Bộ GTVT vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp dự án BOT đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo Bộ GTVT, trước khi dịch Covid-19 bùng phát, Bộ đã báo cáo, kiến nghị giải pháp khắc phục khó khăn cho doanh nghiệp BOT do doanh thu thực tế thấp hơn so với dự báo phương án tài chính.

Tính đến hết năm 2019, 45 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với dự báo, trong đó có 2 dự án doanh thu chỉ đạt 13 - 15% và 3 dự án chưa được thu, đang tạm dừng thu.

Nguyên nhân chủ yếu do giảm giá vé cho phương tiện lân cận trạm thu phí và theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 35/2016. Đặc biệt, việc chưa được tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng BOT khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi phải trả nợ ngân hàng. Các ngân hàng đã có ý kiến về nguy cơ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nhóm nợ với các khoản vay.

Dịch Covid-19 tiếp tục khiến các doanh nghiệp BOT thêm khó khăn, do lưu lượng phương tiện giảm sâu, doanh thu giảm, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Qua tổng hợp số liệu thống kê của các doanh nghiệp BOT, có tới 58/60 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính, trong đó 17 dự án doanh thu chưa đạt được 50% so với dự báo.

Để “cứu” các doanh nghiệp BOT, Bộ GTVT đề xuất 2 phương án thu phí. Theo đó, phương án 1 cho phép tăng phí theo hợp đồng dự án, giao Bộ GTVT lựa chọn thời điểm phù hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng chi phí vận tải.

Phương án 2 giữ nguyên mức phí, chỉ tăng theo lộ trình đã ký trong hợp đồng dự án từ năm 2022. Song nhà nước phải bố trí khoảng 5.080 tỉ đồng hỗ trợ các dự án do chưa được tăng giá.

Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận phương án 1 do không phải bố trí ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng giao Bộ tính toán kinh phí nhà nước cần thiết để hỗ trợ các dự án có doanh thu thực tế giảm trên 50% so với phương án tài chính. Trường hợp cần thiết đề xuất nhà nước trưng mua lại toàn bộ dự án.

Bộ GTVT cũng kiến nghị các giải pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ, không chuyển các doanh nghiệp BOT sang nhóm nợ xấu.

Giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp các năm 2019, 2020; miễn giảm lãi vay phát sinh trong thời gian dịch bệnh.

Đồng thời, hỗ trợ giảm lãi suất vay của các khoản vay đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, kiến nghị giảm từ 2 - 3%/năm (lãi suất hiện nay dao động khoảng 10 - 11%/năm).

Bố trí ngân sách nhà nước để bù đắp phần doanh thu sụt giảm, xem xét trưng mua một phần hoặc toàn bộ với các dự án có trạm thu phí chưa được tổ chức thu phí do không đảm bảo an ninh trật tự.

Mai Hà

Thanh niên





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Không có chuyện dự án đường sắt bị bán, chuyển nhượng cho nước ngoài

Các đại biểu nhấn mạnh nhà đầu tư phải có năng lực, có khả năng huy động vốn để làm dự án và đề nghị cần cơ chế để thẩm định, thậm chí kiểm tra chéo để tìm ra những...

Phó thủ tướng đề nghị Google phổ cập AI cho doanh nghiệp Việt Nam

Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Google cần chủ động phổ cập AI, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Không có tình trạng thuốc giả trong bệnh viện

Giải trình tại phiên thảo luận kinh tế-xã hội của Quốc hội ngày 18/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, có tình trạng thuốc giả trên thị trường nhưng không...

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi hải quan Mỹ dùng AI truy xuất nguồn gốc hàng hóa?

Chuyên gia cảnh báo, hải quan Mỹ đang áp dụng công nghệ AI một cách mạnh mẽ trong giám sát và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu. Điều này buộc các doanh nghiệp...

Bình Thuận yêu cầu chi trả lương tháng 7 cho công chức trước ngày 23-6

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Kho bạc Nhà nước Khu vực XV cấp kinh phí để chi trả tiền lương kịp thời cho cán bộ, công chức, viên chức của tháng 7-2025...

FDI suy giảm cản trở tăng trưởng của các nước đang phát triển

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào các nền kinh tế đang phát triển đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005, làm dấy lên lo ngại về khả năng thúc đẩy tăng...

Rót 7 tỷ USD vào Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

Khu lõi của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM đặt tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 9,2 ha. Diện tích này sẽ đầu tư xây dựng trụ sở của các cơ quan quản lý, cơ quan...

Tập đoàn của Hậu 'Pháo' thu hơn 7.000 tỷ đồng tại dự án ở Nha Trang

Từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng tiến trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thu của...

Kinh tế tuần hoàn và dệt may: Những thay đổi cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường tại Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với áp lực chuyển đổi mạnh mẽ từ yêu cầu phát triển bền vững và cam kết giảm phát thải carbon toàn cầu. Với tổng kim ngạch xuất...

Dùng ngân sách Trung ương để giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một dự án độc lập, sử dụng ngân sách...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98