'Bóc mẽ' chiêu trò trốn thuế của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

01/05/2020 11:52
01-05-2020 11:52:12+07:00

'Bóc mẽ' chiêu trò trốn thuế của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FN FDI) sử dụng mánh lới tinh vi để trốn thuế. Trong đó, chiêu trò được sử dụng nhiều nhất là chuyển giá, nâng chi phí đầu vào sản xuất cao hơn nhiều so với thực tế, từ đó kéo giảm lợi nhuận…

DN FDI có nhiều chiêu trò trốn thuế. ảnh minh hoạ

Đó là thông tin vừa được Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) đã chỉ ra tại nghiên cứu “Trốn và tránh thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”.

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), trốn và gian lận thuế diễn biến ngày càng phức tạp, quy mô lớn. Doanh nghiệp FDI lợi dụng lỗ hổng trong quy định về hải quan và thuế để trốn và gian lận thuế. 

TS Nguyễn Hoàng Oanh (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, “chiêu trò” phổ biến là chuyển giá. Có đủ hình thức chuyển giá, thường gặp là các doanh nghiệp FDI lợi dụng góp vốn vào DN trong nước bằng máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu hoặc đã khấu hao hết nhưng được đẩy giá lên rất cao so với giá trị thực. Hoặc nâng chi phí đầu vào sản xuất cao hơn nhiều so với thực tế, từ đó kéo giảm lợi nhuận, thậm chí lỗ và trốn được trách nhiệm nộp thuế thu nhập DN...

Hình thức chuyển giá cũng rất phổ biến là chuyển nợ quốc tế. Các doanh nghiệp mẹ đặt ngoài Việt Nam lợi dụng quy định chi phí lãi vay được khấu trừ khỏi thu nhập thực tế, từ đó khuyến khích các công ty con tại các nước có thuế suất cao chuyển khoản nợ sang doanh nghiệp có mức thuế suất thấp để hưởng lợi khoản khấu trừ thuế, lãi vay đối với khoản nợ.

Chuyển thuế trong các doanh nghiệp FDI còn được thực hiện dưới hình thức họ sẽ tài trợ hoặc thực hiện nghiên cứu ở quốc gia có mức thuế suất cao, sau đó chuyển lợi nhuận về quốc gia có mức thuế suất thu nhập thấp để né tránh thuế.

Các doanh nghiệp FDI còn trốn thuế bằng cách lợi dụng quy định cho trì hoãn thuế từ khoản lợi nhuận công ty con chuyển về công ty mẹ. Các chi nhánh công ty con của doanh nghiệp FDI nếu như có lợi nhuận sẽ có hai lựa chọn, hoặc là chuyển về công ty mẹ dưới dạng chuyển cổ tức, hoặc là có thể giữ lại lợi nhuận này. Nếu chọn hình thức chuyển về công ty mẹ sẽ rất tốn kém và công ty mẹ sẽ phải chịu thuế thu nhập DN với mức thuế suất cao hơn so với công ty con. Do đó các công ty con thường giữ lại lợi nhuận này để chuyển sang tài sản thụ động, rồi cho công ty mẹ vay lại với lãi suất ưu đãi, sử dụng khoản lợi nhuận này tiếp tục đầu tư tại một nước khác có thuế suất cao hơn để hưởng khấu trừ thuế ở nước đó.

PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng, để ngăn chặn việc DN FDI trốn thuế, cơ quan chức năng cần nghiên cứu áp dụng các biện pháp phòng chống trốn và tránh thuế đang áp dụng tại các nước tiên tiến. Như các nước châu Âu và Mỹ đặt ra quy tắc chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài nhằm hạn chế chuyển lợi nhuận từ quốc gia có thuế suất cao sang quốc gia có thuế suất thấp.

Ngoài ra còn có các quy tắc như: giảm thiểu dàn xếp chênh lệch về thuế ở các quốc gia, hạn chế chuyển nợ quốc tế, lợi nhuận từ nước này sang nước kia; cho phép đánh thuế vào các tài sản sở hữu trí tuệ trước khi chuyển sang các quốc gia; đưa ra mức trần về lãi vay mới được khấu trừ vào khoản thu nhập trước thuế, hạn chế các công ty có vốn mỏng vay nhiều, lợi dụng khấu trừ khoản lãi vay để trốn thuế.

Ngọc Linh

Tiền phong





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tiểu thương thời công nghệ: Biến rào cản tâm lý thành cơ hội tiếp cận vốn

Khi áp dụng Nghị định 70 và phát hành hóa đơn điện tử, hộ kinh doanh cá thể sẽ dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng, vì các ngân hàng có cơ sở đánh giá tài chính rõ ràng...

TP.HCM lập đường dây nóng hỗ trợ 24/7 hộ kinh doanh kê khai thuế

Trước những lo ngại của hộ kinh doanh về công nghệ khi áp dụng hóa đơn điện tử, ngành thuế TP.HCM đã cam kết đồng hành, lập đường dây nóng và tổ hỗ trợ lưu động kịp...

Vì sao hộ kinh doanh phải nộp thuế trên doanh thu thay vì lợi nhuận?

Việc thu thuế hộ kinh doanh theo doanh thu thay vì lợi nhuận xuất phát từ thực tế đa số hộ kinh doanh không có hệ thống kế toán, khó xác định chi phí và lãi ròng.

Sàn thương mại điện tử sẽ kê khai, nộp thuế thay người bán từ ngày 1/7/2025

Theo Nghị định mà Chính phủ mới ban hành, từ ngày 1/7/2025, các sàn thương mại điện tử và nền tảng số sẽ phải khấu trừ, kê khai và nộp thay thuế VAT, thu nhập cá...

Ngành thuế sẽ triển khai các đề án chống thất thu thuế từ các lĩnh vực bất động sản và thương mại điện tử

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành thuế đặt ra trong thời gian tới là triển khai các đề án như chống thất thu từ hộ kinh doanh, cá nhân thu nhập cao, lĩnh...

Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử

Hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử có trách nhiệm kê khai và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài...

Bộ Tài chính: Mức thuế bình quân của hộ kê khai gấp 7 lần hộ khoán

Bộ Tài chính cho rằng tồn tại tình trạng bất công nghiêm trọng khi mức thuế bình quân của hộ kê khai cao hơn tới 7 lần so với hộ khoán.

Đi vệ sinh mất 6.000 đồng cũng phải xuất hóa đơn: Là điều bắt buộc nhưng có bất cập

Với dịch vụ kinh doanh dịch vụ vệ sinh, gửi xe, doanh nghiệp phải xuất hàng trăm đến cả nghìn hóa đơn mỗi ngày. Vậy, giải pháp nào để giảm gánh nặng tuân thủ, giảm...

Một quán cháo lãi 70-80 triệu đồng/tháng vẫn đóng thuế khoán là chưa sòng phẳng!

Mọi thủ tục đăng ký lên doanh nghiệp cần nhà nước hỗ trợ toàn bộ; vấn đề khai thuế - địa phương sẽ lập quỹ thuê đơn vị kế toán làm giúp vài năm đầu.

Từ 01/01/2026: Hộ kinh doanh không còn thuế khoán – cơ hội và thách thức mới

Ngày 17/05/2025, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Một trong những nội dung trọng tâm...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98