'Cá mập' tái cơ cấu danh mục khi chứng khoán Việt trong cơn say tiền mới

26/05/2020 08:58
26-05-2020 08:58:28+07:00

'Cá mập' tái cơ cấu danh mục khi chứng khoán Việt trong cơn say tiền mới

Sau một tháng 3 im ắng, các quỹ bắt đầu có những bước đi quyết liệt hơn trong tháng 4.

Thành tích của các quỹ đầu tư trong tháng 04/2020
Nguồn: Vietstock tổng hợp

Các quỹ đầu tư xét đến đều có thành tích khả quan trong tháng 04/2020, khi thị trường chứng khoán Việt Nam bay cao cùng các thị trường quốc tế.

Trong đó, có những quỹ đầu tư mà toàn bộ danh mục cổ phiếu đều tăng giá, như Tundra Vietnam Fund.

Thậm chí, các quỹ hoạt động tại Việt Nam còn hưởng lợi cả trong tháng 5, khi thị trường chứng khoán trong nước bứt phá tách biệt hẳn so với những gì nhìn thấy tại các thị trường trong cùng khu vực.

Thành tích của TTCK Việt Nam vượt trội so với các thị trường trong khu vực
Giai đoạn kể từ cuối tháng 3 đến nay
Nguồn: Bloomberg, Indexq, Vietstock tổng hợp

Chứng khoán Việt trong cơn say từ tháng 4-5/2020 với dòng tiền được cho là từ làn sóng nhà đầu tư cá nhân mới. Giữa lúc đó, các quỹ đầu tư lớn nhất hoạt động tại Việt Nam có nhiều động thái tái cơ cấu lại danh mục.

Điều này khác hẳn với những diễn biến tương đối yên ắng của giới đầu tư chuyên nghiệp trong tháng 3, giai đoạn tồi tệ nhất đối với cổ phiếu từ khủng hoảng 2009. Thực tế, diễn biến này có thể hiểu được. Được biết đến là những nhà đầu tư lớn và có sức ảnh hưởng nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam, mọi hành động của các quỹ đều được theo dõi sát sao bởi những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Một dấu hiệu tiêu cực từ các ‘cá mập’ có thể khiến thị trường còn tổn thương nặng nề hơn.

Các thương vụ lớn thu hút được sự chú ý của giới đầu tư cá nhân là cuộc tháo chạy của một loạt quỹ ngoại khỏi SVC; DragonCapital bán toàn bộ cổ phiếu PC1, thoái vốn lớn khỏi NKG; VinaCapital và Pyn Elite liên tục bán ra cổ phiếu HUT.

Hoạt động tái cấu trúc cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Như đối với việc xử lý các khoản đầu tư vào cổ phiếu kín room ngoại. Việc muốn bán cho những nhà đầu tư ngoại khác, để hưởng thêm phí lót tay so với việc bán trực tiếp ra thị trường, có thể khiến các quỹ đầu tư nước ngoài mất nhiều thời gian hơn để thu tiền về.

Ngoài ra, nếu bán cổ phiếu kín room thì nhiều khả năng họ sẽ rất khó khăn để có thể mua lại. Như đối với VPB, ngân hàng này thậm chí xin phép cổ đông để hạ thấp room ngoại xuống sâu (15%) dưới mức trước đó (gần 23%), chặn đường mua lại của khối ngoại nếu thực hiện bán ra.

Một vấn đề nữa là các quỹ đầu tư đã nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu lớn trong danh mục từ trước. Do đó, họ có tương đối ít tiền mặt để xoay chuyển tình thế. Trong thời gian vừa qua, nhiều quỹ đầu tư công bố thoái vốn khỏi nhiều cổ phiếu, bao gồm cả những khoản đầu tư đã nắm giữ từ lâu.

Tuy nhiên, cũng có những quỹ giữ lượng tiền mặt lớn chẳng hạn như Eastspring. Tuy thế, thành tích sinh lời ở mức 8.3% (thấp nhất trong các quỹ được xét đến) trong tháng 4 vừa qua của Eastspring thực tế cũng bắt nguồn từ lý do này.

Tỷ trọng tiền & tương đương tiền trong cơ cấu danh mục các quỹ
Nguồn: Vietstock tổng hợp

Món yêu thích của các cá mập

HPG là cổ phiếu được nhắm đến gần đây của hai quỹ đầu tư lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam là VOF - VinaCapital và VEIL - Dragon Capital. Câu chuyện hấp dẫn của một nhà sản xuất thép tầm cỡ nhất nước với lợi thế về quy mô, giá cả cùng kỳ vọng hưởng lợi trước làn sóng đầu tư công để kích thích kinh tế sau đại dịch, đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Các quỹ cũng rót tiền vào cổ phiếu hàng không, cụ thể là ACV, bất kể đây là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp bởi dịch Covid-19. ACV có vị thế tài chính vững chắc khi sở hữu lượng tiền hàng chục ngàn tỷ đồng và là doanh nghiệp gần như độc quyền trong mảng kinh doanh dịch vụ hàng không và phi hàng không tại các sân bay. PYN Elite và VinaCapital là hai đơn vị nhanh chóng nâng sở hữu tại ACV.

Ngoài ra, ngân hàng và bất động sản, hai ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu VN-Index, cũng nhận sự ưu ái của các quỹ. Tính đến cuối tháng 04/2020, 7/10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL - Dragon Capital, 5/12 của PYN Elite Fund, 4/10 của Vietnam Holding là những cổ phiếu ngân hàng và bất động sản.

Cũng có những quỹ chọn hướng đi riêng biệt như AFC Vietnam Fund, nhắm đến những cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có định giá rẻ dựa trên lợi nhuận và giá trị sổ sách (P/E và P/B).

Tổng thể, các quỹ đầu tư có xu hướng ưa thích cổ phiếu của doanh nghiệp có thị trường kinh doanh chủ lực tại nội địa hơn là so với xuất khẩu, dựa trên việc xem xét danh sách các khoản đầu tư lớn nhất của các quỹ. Một định hướng hợp lý khi chiến tranh thương mại và làn sóng bảo hộ đã ôm lấy nền kinh tế toàn cầu từ trước, và nay lại có thêm sự xuất hiện của virus Corona. Hơn nữa, Việt Nam cũng là miếng bánh hấp dẫn, một quốc gia đang phát triển với gần 100 triệu dân có thu nhập và chi tiêu tiêu dùng ngày càng tăng.

Chuyển động quỹ đầu tư trong tháng 5:

* Dragon Capital mạnh tay gom hàng

* Giao dịch quỹ đầu tư: Lực mua bị đảo chiều

* Giao dịch của các quỹ đầu tư: Lực mua 'soán ngôi'

Chuyển động quỹ đầu tư trong tháng 4:

* VinaCapital tiếp tục cơ cấu danh mục đầu tư

* VinaCapital dẫn đầu nhóm quỹ thoát hàng

* VinaCapital tập trung giảm tỷ lệ sở hữu tại CSV

* Một loạt quỹ đầu tư “ấn nút” xả hàng

* PYN Elite Fund thoái vốn khỏi loạt cổ phiếu

Thừa Vân

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quỹ iShares ETF mua mạnh cổ phiếu Việt sau 2 tuần, chỉ bán 1 mã

Trong giai đoạn từ 06-17/03, iShares MSCI Frontier & Select EM ETF (hay iShares ETF), quỹ ETF chuyên tập trung vào các cổ phiếu thị trường cận biên và mới nổi, mua...

Quỹ Fubon ETF đã huy động được bao nhiêu?

Sau khi nhận được “cái gật đầu” từ Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài chính và NHTW, Fubon FTSE Vietnam ETF đã bắt đầu huy động vốn kể từ ngày 15/03/2023. Quy mô của...

Đợt mua khủng của quỹ ETF 500 triệu USD

Trong tuần từ 10-17/03, danh mục của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF)  biến động mạnh khi thay đổi chỉ số tham chiếu. Quỹ ETF ngoại mua mạnh 10 triệu cp...

Chỉ số tham chiếu của Fubon ETF loại 2 cổ phiếu trong đợt review quý 1

Sau đợt review quý 1/2023, chỉ số FTSE VN30 Index – chỉ số tham chiếu của Fubon FTSE Vietnam ETF – thêm mới KDC, DCM, đồng thời loại PDR và HDB.

Quỹ 740 triệu USD của Đài Loan mua mới KDC, DCM, xả mạnh HPG, STB

Tuần qua, quỹ ETF xứ Đài đã mua mạnh 2 triệu cp VHM, 1.3 triệu cp SSI, 1 triệu cp SHB. Ở chiều ngược lại, quỹ này bán ra 7.7 triệu cp HPG, 5 triệu cp STB và 2 triệu...

Giao dịch quỹ đầu tư: Lực bán “chững lại”

Tuần qua (13-17/03/2023), chỉ có duy nhất 1 quỹ đầu tư báo cáo giao dịch nghiêng về chiều mua.

SSI Research dự báo VNM ETF và FTSE ETF mua mạnh SHB, NVL

Với kết quả review mới nhất, SSI Research – bộ phận phân tích của CTCK SSI – dự báo hai quỹ sẽ mua mạnh nhất ở SHB (22.8 triệu cp), NVL (11.5 triệu cp), VND (9...

Chuỗi mua ròng của quỹ ETF ngoại được nối dài

Trong vòng 5 ngày từ 06-10/03, quỹ VanEck Vietnam ETF (VNM ETF) tiếp tục chi tiền mua ròng mạnh nhiều mã cổ phiếu Việt và không bán ra cổ phiếu nào.

Quỹ 1.6 tỷ đô của Dragon Capital nâng tỷ trọng tiền mặt trong 6 tuần liền

Quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) không ngừng bán ra cổ phiếu trong bối cảnh liên tục xuất hiện những thông tin tiêu cực từ cả trong và ngoài nước...

Quỹ 700 triệu USD của Đài Loan sẽ giao dịch ra sao trong tuần này?

Mới đây, công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam dự báo quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF sẽ mua mạnh gần 11 triệu cp BID, 3.5 triệu cp SSI, 3 triệu cp SHB. Ở chiều ngược lại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98