Các chỉ số chủ chốt giảm mạnh, kinh tế Nhật có nguy cơ suy thoái sâu

13/05/2020 08:36
13-05-2020 08:36:00+07:00

Các chỉ số chủ chốt giảm mạnh, kinh tế Nhật có nguy cơ suy thoái sâu

Một loạt số liệu kinh tế từ sản xuất công nghiệp, việc làm và doanh số bán lẻ, đã giảm sơ bộ 4,9 điểm so với tháng trước đó - tốc độ suy giảm hàng tháng cao nhất của chỉ số trùng kể từ năm 2011.

* Nhật Bản sắp công bố kế hoạch tái khởi động nền kinh tế

* Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp dời hoạt động sản xuất sang ASEAN

* NHTW Nhật Bản gia tăng gói kích thích với cam kết mua trái phiếu không giới hạn

Người dân Tokyo xếp hàng tại một siêu thị. (Nguồn: Reuters)

Ngày 12/5, Chính phủ Nhật Bản đưa ra cảnh báo về một cuộc suy thoái sâu khi các chỉ số kinh tế chủ chốt tháng Ba giảm với tỷ lệ mạnh nhất kể từ năm 2011, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.

Trong báo cáo về chỉ số chủ chốt, Chính phủ Nhật Bản vẫn giữ quan điểm nhận định rằng nền kinh tế đã “xấu đi” trong tháng Ba cũng như trong tháng Tư, điều này tạo ra một viễn cảnh kinh tế ảm đạm cho nền kinh tế Xứ sở hoa anh đào.

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, chỉ số trùng trong tháng Ba, bao gồm một loạt số liệu kinh tế từ sản xuất công nghiệp, việc làm và doanh số bán lẻ, đã giảm sơ bộ 4,9 điểm so với tháng trước đó xuống còn 90,5 (điểm). Đây là tốc độ suy giảm hàng tháng cao nhất của chỉ số trùng kể từ năm 2011 khi thảm họa động đất, sóng thần và nguyên tử tàn phá Nhật Bản.

Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters cho thấy Nhật Bản đã rơi vào suy thoái bởi dự báo cuộc khủng hoảng COVID-19 làm nền kinh tế nước này sụt giảm quý thứ hai liên tiếp trong giai đoạn từ tháng 1-3/2020.

Nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục suy giảm trong giai đoạn ba tháng tính đến tháng 6/2020, với việc Chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong tháng Tư để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch và kéo dài đến hết tháng Năm.

Chính phủ Nhật Bản đã triển khai một loạt các biện pháp kích thích kinh tế với trị giá hàng tỷ USD để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế.

Thủ tướng Shinzo Abe ngày 11/5 đưa ra tín hiệu về một loạt các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung để đối phó với sự suy giảm kinh tế do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra, đồng thời đánh tín hiệu về việc sẵn sàng bổ sung ngân sách lần hai trong cuộc họp Quốc hội kéo dài đến tháng 6/2020./.

Q.Chung

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98