Các nhà xuất khẩu Trung Quốc chuyển hướng về 'sân nhà' vì COVID-19

24/05/2020 21:30
24-05-2020 21:30:00+07:00

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc chuyển hướng về 'sân nhà' vì COVID-19

Nền tảng thương mại trực tuyến Taobao của Trung Quốc cho biết số lượng các công ty chuyên về thương mại quốc tế mở cửa hàng trên nền tảng này đã tăng 160% trong giai đoạn từ tháng 2-5/2020.

Các công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc. (Nguồn: AFP)

* Ông Trump muốn chuyển 27 nhà máy Mỹ từ Trung Quốc sang Indonesia

* Hãng sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới xây nhà máy ở Mỹ

* Rời Trung Quốc, các hãng điện thoại đặt nhà máy ở đâu?

Sau nhiều năm tập trung vào thị trường nước ngoài, các nhà xuất khẩu của Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng hoạt động tại “sân nhà” khi hoạt động kinh doanh quốc tế của họ bị đình trệ vì đại dịch viêm đường hô hấp COVID-19.

Nền tảng thương mại trực tuyến Taobao của Trung Quốc cho biết số lượng các công ty chuyên về thương mại quốc tế mở cửa hàng trên nền tảng này đã tăng 160% trong giai đoạn từ tháng 2-5/2020.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, những người đã nỗ lực đưa nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu giá rẻ và chi tiêu của chính phủ để chuyển hướng sang phục vụ nhu cầu trong nước, đang chào đón sự thay đổi này.

Tại một cuộc họp báo mới đây, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, ông Chung Sơn cho biết doanh số bán hàng nội địa của các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu đã tăng 17% trong tháng Tư.

Ông cũng lưu ý Chính phủ Trung Quốc đang hỗ trợ các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hướng tới khai thác thị trường trong nước.

Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Miêu Vu mới đây cũng cho biết Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực "nhanh chóng kích hoạt” nhu cầu trong nước để bù đắp cho sự thiếu hụt từ các thị trường bên ngoài.

Khi phải đối mặt với số đơn đặt hàng mới suy yếu và tình trạng hủy bỏ những đơn hàng hiện có, một số công ty Trung Quốc đã chọn chuyển hướng sang thị trường trong nước.

Đối với nhà sản xuất đồ chơi Shantou Beilisi, công ty này đang cố gắng gia tăng doanh số bán trong nước thông qua việc thay đổi bao bì sản phẩm và làm việc với các nền tảng thương mại trực tuyến như JD.com.

Một quản lý của trang thương mại JD.com cho hay từ trước khi dịch bệnh xảy ra, một số nhà xuất khẩu đã cố gắng mở rộng thị phần tại thị trường nội địa, như một phần trong chiến lược đa dạng hóa kinh doanh nhằm tăng cường khả năng tự bảo vệ trước những rủi ro.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà xuất khẩu ở Trung Quốc đều có thể dễ dàng khai thác thị trường nội địa.

Nhà sản xuất linh kiện kim loại Shanghai EverSkill M&E đang lo lắng vì họ nhận thấy nhu cầu nội địa đối với các sản phẩm của họ không đủ lớn.

Bên cạnh đó, sự chuyển hướng của các nhà xuất khẩu Trung Quốc có thể không mang lại kết quả ngay lập tức vì nhu cầu trong nước vẫn khá yếu.

Đây cũng là yếu tố then chốt khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong 30 năm trong năm 2019.

H. Thủy

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98