Công nghiệp ôtô trong nước mới sản xuất được săm, lốp

08/05/2020 09:32
08-05-2020 09:32:54+07:00

Công nghiệp ôtô trong nước mới sản xuất được săm, lốp

Ngành ôtô Việt Nam vẫn đang phát triển "lẹt đẹt" khi tỷ lệ nội địa hoá thấp, những phần tự làm được có hàm lượng công nghệ rất ít như săm, lốp, ghế ngồi, bộ dây điện...

Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, bức tranh ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước một lần nữa được Bộ Công Thương nêu rõ nét. Theo Bộ này, hiện Việt Nam có nhiều dự án sản xuất, lắp ráp ôtô quy mô lớn với mục tiêu không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng tới thị trường khu vực. Nhờ đó, tương quan về sản lượng giữa xe lắp ráp, sản xuất trong nước và nhập khẩu trong ngắn, trung hạn sẽ thay đổi theo hướng tăng về số lượng xe nội địa.

Tuy nhiên, lợi thế trên đang mất dần do lượng xe nhập khẩu ngày càng tăng, như năm 2019 xe nhập về Việt Nam đã tăng 70% so với 2018, chủ yếu từ các nước trong khu vực ASEAN.

Theo Bộ Công Thương, hạn chế của ngành sản xuất ôtô nội địa là giá bán cao so với các nước trong khu vực. Hiện chi phí sản xuất mặt hàng này cao hơn các quốc gia trong khu vực 10-20% khiến giá thành xe nội chịu nhiều bất lợi so với xe nhập nguyên chiếc từ ASEAN khi các hàng rào thuế quan đã gỡ bỏ. "Do quy mô sản xuất nhỏ, cùng với ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước kém phát triển khiến giá thành ôtô sản xuất trong nước cao", Bộ Công Thương đánh giá. 

Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi hiện nay cũng thấp hơn mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Theo Bộ Công Thương, đến nay ngành công nghiệp ôtô Việt Nam chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành; phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ôtô toàn cầu.

Ngoài ra, Việt Nam chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động. Với các sản phẩm đã được nội địa hóa thì mang hàm lượng công nghệ thấp như: săm, lốp ôtô, ghế ngồi, gương, khung vỏ, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa...

Sản xuất khung vỏ ôtô con tại Nhà máy Ôtô Vinfast. Ảnh: Cao Tuấn.

Bộ Công Thương cũng cho rằng, ngành ôtô đến này vẫn kém phát triển do Việt Nam là quốc gia có xuất phát điểm thấp, các ngành công nghiệp đi sau các nước trong khu vực từ 2-3 thế hệ. Chúng ta cũng chưa có hệ sinh thái công nghiệp để tạo môi trường thuận lợi cho ngành này; dung lượng thị trường đối với ngành ôtô còn nhỏ, chưa đảm bảo tính kinh tế trong việc đầu tư sản xuất.

Bên cạnh đó, trình độ doanh nghiệp cũng như nguồn nhân lực ngành ô tô còn thấp; công tác nghiên cứu, phát triển chưa được quan tâm; công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển dẫn đến chưa tự chủ được các vật liệu cơ bản cũng như các linh phụ kiện đầu vào cho ngành. 

Để phát triển ngành ôtô trong nước cũng như nâng tỷ lệ nội địa hoá, hạ giá thành sản phẩm, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sớm thống nhất phương án sửa đổi quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô, trong đó giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần giá trị sản xuất được trong nước. Việc này sẽ khắc phục bất lợi về giá giữa xe sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu, cũng như khuyến khích tăng tỷ lệ giá trị nội địa, phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ôtô.

Trước đó, cơ quan này cũng đề xuất giảm 50% phí trước bạ ôtô trong nước cũng như ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho sản phẩm này đến hết năm 2020 để kích cầu thị trường trong bối cảnh ế ẩm do Covid-19. Nhưng đề nghị này không được Bộ Tài chính đồng ý với lý do sẽ vi phạm cam kết quốc tế về không phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước với nhập khẩu. Phản hồi sau đó, Bộ Công Thương vẫn giữ quan điểm muốn giảm, giãn các loại phí, thuế này.

Anh Minh

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vụ sữa giả HIUP: Mỗi lon giá gốc 87.000 đồng, bán ra 546.000 đồng

Một lon sữa giả mang tên HIUP 27, giá xuất xưởng chỉ 87.800 đồng, nhưng khi đến tay người tiêu dùng lại được đội giá lên hơn 546.000 đồng/lon, mức chênh lệch hơn 6...

Chính phủ xác định người dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực

Phát biểu tại hội nghị chiều 22/06, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề ra 4 định hướng lớn và 3 vai trò tiên phong cho người nông dân, khẳng định đây là nền tảng cho giai...

Ba mỏ cát tại Quảng Nam được đấu giá hơn 940 tỷ đồng, gấp hàng trăm lần giá khởi điểm

Ba mỏ cát tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam vừa được đấu giá với tổng số tiền trúng vượt 940 tỷ đồng, cao gấp hàng trăm lần so với mức giá khởi điểm ban đầu.

TPHCM, Hà Nội báo cáo tiến độ loạt dự án trọng điểm

TPHCM và Hà Nội đang đẩy mạnh thi công nhiều công trình hạ tầng lớn, trong đó Vành đai 4 vùng Thủ đô đạt gần 99% giải phóng mặt bằng, còn Vành đai 3 TPHCM đã hoàn...

Liên danh của Tập đoàn Phương Trang trúng thầu cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 12,000 tỷ

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo hình thức đối tác công tư (PPP)...

Liên danh có Tập đoàn Phương Trang trúng thầu dự án đường cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Liên danh gồm Tập đoàn Phương Trang với 2 doanh nghiệp trúng thầu đầu tư xây dựng đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương với giá trị gần 11.924 tỉ đồng.

Giải ngân đầu tư công 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2025, giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 264,800 tỷ đồng, bằng 32.06% kế hoạch và cao hơn cả về tỷ lệ lẫn giá trị tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2024.

Khởi công siêu dự án 44,000 tỷ ở Đà Nẵng

Sáng 22/06, Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân chính thức được khởi công tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu. Phó Thủ tướng Thường trực Chính...

Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Khu thương mại tự do

Sáng 22/06, lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng đã được tổ chức long trọng, với sự tham dự của...

Quyết sách quan trọng của tỉnh Đồng Nai để phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực sẽ hiến kế giúp tỉnh Đồng Nai phát triển kinh tế-xã hội theo đúng mục tiêu đề ra.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98