Dịch Covid-19 cho thấy không ai xứng đáng sở hữu hàng tỷ USD?

27/05/2020 09:24
27-05-2020 09:24:52+07:00

Dịch Covid-19 cho thấy không ai xứng đáng sở hữu hàng tỷ USD?

Theo Aljazeera, một người lao động bình thường sẽ phải mất đến hàng triệu năm để tích lũy số tài sản mà mỗi tỷ phú giàu nhất hành tinh đang nắm giữ.

* Số người xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ tăng lên 36,5 triệu người

* Thất nghiệp đe dọa kinh tế Trung Quốc

“Đại dịch không chừa bất cứ ai” là câu nói phổ biến trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vì dịch Covid-19. “Đúng là chúng ta đều ngồi trên thuyền Titanic", cây bút Khaled Diab viết trên Aljazeera.

"Nhưng thực tế là có người ngồi hạng nhất, người ngồi hạng ba, người lại ở trong khoang bếp. Ồ, và phao cứu sinh cũng chẳng đủ cho mọi người”, Diab khẳng định.

Báo chí từng đưa tin nhiều đại gia tránh dịch Covid-19 trên siêu du thuyền hoặc di chuyển bằng máy bay riêng. Một số người thậm chí kiếm bộn tiền trong khoảng thời gian khó khăn này.

Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, các tỷ phú Mỹ đã kiếm thêm 434 tỷ USD từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5, theo Viện Nghiên cứu Chính sách và Công bằng Thuế Mỹ.

Một số đại gia giãn cách xã hội trên du thuyền xa hoa. Ảnh: Business Insider.

Khối tài sản khổng lồ

Cũng vào thời điểm này, ít nhất 40 triệu người Mỹ mất việc làm, 265 triệu người trên khắp thế giới rơi vào tình trạng đói nghèo. Tỷ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos chứng kiến tài sản tăng thêm 35 tỷ USD nhờ cổ phiếu Amazon tăng giá khi người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến vì bị mắc kẹt ở nhà.

“Có một câu chuyện điển hình về các tỷ phú, đặc biệt là tỷ phú công nghệ. Đó là X bật ra một ý tưởng tuyệt vời trong nhà để xe hoặc ký túc xá của mình. X đưa ra thị trường và giờ tận hưởng thành quả rực rỡ của nó”, nhà báo Khaled Diab viết.

“Có nhiều tỷ phú khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, sự nhạy bén của các doanh nhân này có thực sự đáng giá hơn hàng triệu năm lao động của người khác không?”, ông đặt câu hỏi.

Một hộ gia đình Mỹ kiếm 60.000 USD/năm sẽ mất gần 2,5 triệu năm để tích lũy được khối tài sản ước tính 147 tỷ USD của tỷ phú Jeff Bezos. Đó là trong trường hợp họ không tiêu một xu nào suốt ngần ấy năm.

Một công nhân ở Amazon mất 4 triệu năm để làm ra số tài sản mà ông chủ của họ đang nắm giữ. “Đó là những công nhân ở nước giàu nhất thế giới. Hãy thử tưởng tượng một người lao động nghèo ở Nam Á hoặc châu Phi hạ Sahara sẽ mất bao lâu để kiếm được số tiền này”, Diab bình luận.

Ông chủ Amazon kiếm thêm 35 tỷ USD trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vì dịch Covid-19. Ảnh: Reuters.

“Đừng nói rằng một ý tưởng hay tầm nhìn của ai đó đáng giá bằng hàng nghìn, hàng triệu năm lao động của người khác. Trong thời kỳ khủng hoảng này, xã hội không phụ thuộc vào vai trò của các ông trùm, CEO hàng đầu hay người quản lý quỹ phòng hộ".

"Chúng ta trông cậy vào các bác sĩ, y tá, nhân viên cấp cứu, nhân viên chăm sóc, nhân viên siêu thị và nhân viên giao hàng”, Diab nhấn mạnh.

Nhiều tỷ phú từng bị chỉ trích vì trả lương nhân viên thấp, bắt người lao động làm việc quá sức, xuất khẩu người lao động hoặc cạnh tranh bất chấp. Đáng nói, thuế đối với người có thu nhập cao tại Mỹ đã chạm mức thấp nhất lịch sử.

Bất bình đẳng

Theo Viện Nghiên cứu Chính sách Mỹ, tài sản của những người giàu nhất nước Mỹ tăng 1.100% từ năm 1990 đến năm 2018. Tuy nhiên, nghĩa vụ thuế tính theo tỷ lệ của họ giảm 79% trong cùng khoảng thời gian.

Thêm vào đó, việc bãi bỏ các quy định, thiếu chính sách thuế toàn cầu hay điều phối chính sách thuế đã cho phép nhiều tập đoàn và tỷ phú chuyển lợi nhận sang các thiên đường thuế. Việc làm này giúp họ tránh hoặc giảm gánh nặng thuế và trách nhiệm xã hội.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính các chính phủ mất đến 600 tỷ USD/năm tiền thuế doanh nghiệp, trong khi khoảng 40% lợi nhuận của các công ty đa quốc gia được chuyển từ những quốc gia áp thuế cao như châu Âu sang các thiên đường thuế.

Không những vậy, theo nhà báo Khaled Diab, những người hưởng lợi nhiều nhất từ các gói cứu trợ của nhà nước lại là những người giàu nhất. Điều này đã từng xảy ra trong cuộc Đại suy thoái sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 và giờ lặp lại với cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19.

Những tỷ phú hàng đầu nước Mỹ Warren Buffett và Bill Gates đều ủng hộ việc đánh thuế cao hơn đối với người giàu. Tuy nhiên, thuế suất họ đưa ra vẫn không đủ để chấm dứt tình trạng bất bình đẳng, xây dựng lại mạng lưới xã hội và đưa những người nghèo nhất thoát khỏi tình trạng đói nghèo.

Tài sản của những người giàu nhất nước Mỹ tăng 1.100% từ năm 1990 đến năm 2018. Ảnh: Getty Images.

Một giải pháp khác là để các tỷ phú tự nguyện giảm tài sản. Tỷ phú Buffet và Gates không chỉ cam kết cho tiền mà còn thành lập quỹ Giving Pledge để khuyến khích các ông trùm khác cùng tham gia.

“So với khối tài sản của họ, những gì họ cho đi chỉ là giọt nước nhỏ trong đại dương. Tài sản của những người ký cam kết thường tăng nhanh hơn nhiều so với số tiền cho đi”, Khaled Diab nhận định.

Ngoài ra, hoạt động từ thiện không thể thay thế cho thuế và công bằng xã hội. Nó đặt một quyết định tập thể vào tay các cá nhân cụ thể - những người có thể không hề quan tâm đến lợi ích cộng đồng. Đồng thời, kể cả trong các nền dân chủ, nhiều tỷ phú và tập đoàn sở hữu quyền lực vận động hành lang khổng lồ, dù trực tiếp hay gián tiếp.

Ý tưởng không nên để tỷ phú tồn tại đã được nhiều chuyên gia và chính trị gia ủng hộ, trong đó có Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ Bernie Sanders và Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren.

Hạ nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez từng tuyên bố: “Bất kỳ tỷ phú nào cũng là một sự thất bại về chính sách”. Chuyên gia Marshall Steinbaum, Giám đốc nghiên cứu Viện Roosevelt, nói với Huffington Post: “Chúng ta không cần các tỷ phú. Nền kinh tế Mỹ từng phát triển tốt khi không có các tỷ phú”.

Thảo Linh

ZING







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thực phẩm chức năng "công nghệ xô chậu" lại quảng cáo... "chữa bách bệnh"

Thời gian tới, Sở An toàn Thực phẩm TP HCM sẽ tăng cường kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trên địa bàn.

Shopee, Lazada, TikTok kiếm nghìn tỷ tại Việt Nam nhờ phục vụ chị em

Tổng doanh thu bán lẻ 5 sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop Quý 1/2024 đạt hơn 71.000 tỷ đồng, trong đó phần không nhỏ tới từ các món...

Vé máy bay dịp lễ 30-4, 1-5 đang cạn nhanh

Các chuyến bay từ Hà Nội, TP HCM đến địa phương vào thời gian bắt đầu kỳ nghỉ 30-4, 1-5 đã bán từ 75-100% số vé, tính chất di chuyển "lệch đầu" thể hiện rõ nét

Giám đốc Nhã Nam: Không chỉ là lời xin lỗi “nhã nhặn”!

Sau 9 năm gắn bó, ngày 16/4, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang thông báo dừng hợp tác với Nhà xuất bản Nhã Nam. Qua 2 ngày giữ im lặng trước cơn bão dư luận, rạng sáng 18/4...

Giá vé bay cao ngất ngưởng, người dân chọn du lịch bằng xe cá nhân

Vé máy bay giá cao chót vót, một số chặng ngắn của ngành đường sắt “khan vé” đã khiến nhiều người dân lựa chọn đi du lịch bằng xe cá nhân nhằm tiết giảm chi phí.

Đường bay nào đang 'sốt' vé dịp nghỉ 30/4-1/5?

Các chặng bay xuất phát từ Hà Nội và TPHCM đi các điểm du lịch như Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, Côn Đảo, Phú Quốc, Quy Nhơn, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, tỷ lệ...

Phim có doanh thu cao trong nền điện ảnh còn… thấp!

Năm ngoái, với việc vượt mốc doanh thu hơn 200 tỷ đồng chỉ sau hơn 1 tuần phát hành, “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh” đã giúp Lý Hải xác lập và giữ vững kỷ lục thực...

Giá vé máy bay cao điểm: Thái Lan rẻ gây sốc, Việt Nam vẫn 'trên trời'

Việc Thái Lan giảm giá vé máy bay ngay trước lễ hội Songkran (tết té nước) chứng tỏ quyết sách táo bạo ít quốc gia nào theo kịp. Trong khi tại Việt Nam, mùa cao...

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thủ tướng chốt nghỉ 5 ngày

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2450/VPCP-KGVX ngày 12/4/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ...

TPHCM: Phạt nguội hơn 29,000 trường hợp trong quý 1/2024

Đại diện Công an TPHCM cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng Cảnh sát giao thông TP đã gửi 29,200 thông báo vi phạm cho chủ phương tiện. Đến thời điểm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98