Doanh nghiệp coi Luật an ninh Hong Kong như 'viên thuốc đắng'

28/05/2020 20:05
28-05-2020 20:05:56+07:00

Doanh nghiệp coi Luật an ninh Hong Kong như 'viên thuốc đắng'

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tại Hong Kong sẵn sàng chấp nhận luật an ninh gây tranh cãi để chấm dứt bất ổn kéo dài nhiều tháng qua ở đây.

Năm ngoái, khi 2 triệu người đổ ra đường phố Hong Kong để phản đối dự luật dẫn độ, rất nhiều giám đốc ngân hàng, luật sư và lãnh đạo doanh nghiệp đa quốc gia tại đây đã lặng lẽ ủng hộ họ. Nhưng khi biểu tình bùng phát vài ngày gần đây khi Bắc Kinh muốn áp luật an ninh quốc gia lên Hong Kong, sự ủng hộ đó bắt đầu phai nhạt.

Trên Financial Times, một số lãnh đạo trong các ngành dịch vụ chuyên nghiệp ở Hong Kong, như hãng luật, ngân hàng, cho biết họ sẽ chấp nhận luật mới nếu nó giúp thành phố này bình yên trở lại.

"Có ai ở đây thích luật an ninh quốc gia không?", một luật sư tại Hong Kong cho biết, "Nó cũng như hỏi người ta rằng Anh có muốn uống loại thuốc nhiều tác dụng phụ khủng khiếp không? Chắc chắn loại thuốc này sẽ gây tổn thương, nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận".

Cảnh sát Hong Kong được huy động để trấn áp người biểu tình phản đối luật an ninh. Ảnh: Bloomberg

Họ thay đổi quan điểm sau khi hình ảnh của Hong Kong chuyển từ một nơi an toàn, dễ kinh doanh thành địa điểm thường xuyên diễn ra biểu tình, đường phố kẹt cứng và đầy hơi cay. Các doanh nghiệp chấp nhận dự luật, dù Mỹ đe dọa tước bỏ quy chế thương mại đặc biệt dành cho Hong Kong và thành phố này cũng có nguy cơ đánh mất vị thế trung tâm tài chính châu Á.

Cách đây vài giờ, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua nghị quyết xây dựng luật này. Luật an ninh mới sẽ cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu. Luật cũng có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc thiết lập cơ sở trong thành phố.

Phòng thương mại Mỹ tại Hong Kong cảnh báo luật này có thể làm dấy lên lo ngại về việc tuân thủ pháp luật tại Hong Kong và vị thế của thành phố này. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tại đây đang rất muốn bất ổn chấm dứt. Bất ổn đã đẩy Hong Kong vào suy thoái và gây gián đoạn nghiêm trọng lĩnh vực tài chính của thành phố này. Nó cũng khiến các doanh nghiệp khó tuyển dụng và giữ chân người tài.

"Hong Kong đang chết dần", một lãnh đạo ngân hàng cho biết.

Stuart Witchell - lãnh đạo khu vực châu Á Thái Bình Dương tại hãng tư vấn Berkeley Research nói rằng từ năm ngoái, các doanh nghiệp đã cân nhắc lại sự hiện diện của họ tại đây do các cuộc biểu tình. "Tùy vào mức độ biến động sắp tới, rất có thể chúng ta sẽ thấy các lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao rời Hong Kong. Không chỉ công ty nước ngoài đâu, mà một số doanh nghiệp Hong Kong cũng sẽ phải đánh giá lại kế hoạch tương lai", ông nói.

Các ngân hàng như HSBC và Standard Chartered - một trong hai công ty nhiều nhân viên nhất ngành này tại đây, đến nay vẫn im lặng. Họ vẫn đang cố duy trì sự cân bằng giữa Bắc Kinh và người biểu tình.

James Tunkey - COO hãng tư vấn rủi ro I-OnAsia cho biết khi các cuộc biểu tình mới nổ ra, các lãnh đạo vẫn thông cảm với người tham gia. Nhưng hiện tại, nhiều doanh nghiệp đa quốc gia và ngân hàng đã sẵn sàng chấp nhận kế hoạch của Bắc Kinh.

Giới chức Hong Kong cho biết chấm dứt bất ổn và đảm bảo vị thế trung tâm tài chính của Hong Kong là điều tối quan trọng. Joseph Yam - lãnh đạo Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hong Kong cho biết "luật này sẽ đưa Hong Kong ổn định trở lại, và các hoạt động tài chính quốc tế sẽ tiếp tục diễn ra tại đây mà không ai phải lo lắng điều gì".

Dù vậy, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua cho biết Hong Kong không còn tự chủ nữa. Việc này làm dấy lên nguy cơ Washington gỡ bỏ quy chế thương mại đặc biệt cho thành phố này. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng động thái này chỉ mang tính biểu tượng và vẫn là thứ yếu so với việc đưa thành phố này thoát khỏi bất ổn đã kéo dài nhiều tháng qua.

Hong Kong đóng vai trò là cửa ngõ để đưa vốn vào và ra khỏi Trung Quốc. Ở đây có cả các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc lẫn các nhà băng phương tây lớn như Citi hay Goldman Sachs. Một lãnh đạo hàng đầu tại một ngân hàng quốc doanh Trung Quốc cho biết nếu không có sự can thiệp như luật an ninh quốc gia, Hong Kong sẽ không còn hữu dụng với Bắc Kinh nữa.

"Mọi người ở đây đang chế tạo bom. Các nhân viên của chúng tôi thì chịu nhiều mối đe dọa. Nếu mọi chuyện tiếp diễn thế này, ai còn kinh doanh được ở đây nữa?", ông nói.

Dù vậy, việc chấp nhận không hề dễ dàng với những người mà chỉ một năm trước còn không tưởng tượng được sẽ ủng hộ điều luật như thế này. "Thật đau đớn. Tôi sẽ phải uống viên thuốc này và mặc kệ các phản ứng phụ", người luật sư ở trên cho biết.

Hà Thu

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98