'Doanh nghiệp không chỉ xin tiền'

09/05/2020 10:33
09-05-2020 10:33:27+07:00

'Doanh nghiệp không chỉ xin tiền'

Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư cho rằng, các kiến nghị của doanh nghiệp không chỉ về tiền mà còn là "cơ chế" để cải cách thủ tục hành chính.

* Hội nghị 'Diên Hồng' về kinh tế: Thủ tướng nhấn mạnh kinh tế Việt Nam phải phục hồi hình chữ V

* 'Hội nghị Diên Hồng' về kinh tế: 100 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Tại Hội nghị Thủ tướng và các doanh nghiệp sáng ngày 9/5, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư cho biết, 88% doanh nghiệp nhận định các nhóm giải pháp Chính phủ ban hành là phù hợp và kịp thời. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng vào những hành động mạnh mẽ hơn.

Những kiến nghị không tập trung vào các gói hỗ trợ tài chính. Thay vào đó, các doanh nghiệp muốn đơn giản hóa thủ tục hành chính; đảm bảo minh bạch, rõ ràng trong các chính sách; công minh và thái độ của cán bộ cấp thực thi. "Đây là điều các doanh nghiệp mong mỏi nhất từ phía các cơ quan chính quyền, còn hơn là các hỗ trợ bằng tiền", Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư nói.

Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Hội nghị sáng 9/5. Ảnh: Quang Hiếu.

Những khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy một kết quả tương tự. "Khi tôi hỏi các lãnh đạo doanh nghệp lớn họ cần gì, câu trả lời là họ biết Nhà nước đang khó khăn, doanh nghiệp không chỉ xin tiền mà chỉ xin cơ chế", ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, cho biết.

"Cơ chế" được ông Lộc nhắc đến là các giải pháp gỡ nút thắt phiền hà về thủ tục hành chính, thúc đẩy đầu tư công và các biện pháp để "khai mở mặt trận kinh tế".

Theo ông Lộc, "tiền tươi thóc thật" trong các kế hoạch đầu tư công lên tới 30 tỷ USD sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế nếu được đẩy nhanh. Dòng tiền này sẽ tạo ra việc làm, thị trường và tạo sự cộng hưởng với đầu tư tư nhân, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI). "Nếu giải quyết được những nút thắt này, không lý gì chúng ta không đạt tốc độ tăng GDP trên 5%", ông Lộc nhận xét.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, tại hội nghị sáng 9/5. Ảnh: Quang Hiếu.

"Khó khăn kép" hiện nay với cộng đồng doanh nghiệp là vừa thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, vừa bị giảm mạnh thị trường đầu ra, nhất là các ngành hàng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu. Khảo sát nhanh gần 130.000 doanh nghiệp cho thấy, 86% cho biết bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19, doanh thu 4 tháng giảm 30% so cùng kỳ. 

Tuy nhiên, khảo sát cũng chỉ ra một vấn đề là các doanh nghiệp rất chủ động "tự cứu mình". Nhiều sáng kiến được triển khai như áp dụng giờ làm linh hoạt; cắt giảm chi phí sản xuất; tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, tìm kiếm thị trường thay thế. 

"Điều đáng mừng là trong giai đoạn khó khăn, doanh nghiệp vẫn phát huy tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ nhau cùng vượt qua thách thức", Bộ trường Kế hoạch & Đầu tư nói.

Về triển vọng tương lai, ông Dũng cho rằng phía trước vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức. Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị chưa thể khắc phục ngay sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn. Hiện tượng mua bán, sáp nhập tạo nguy cơ các doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam có thể sẽ bị thâu tóm với giá rẻ. Bên cạnh đó, các quốc gia tìm cách giảm thiểu phụ thuộc vào một thị trường, dẫn đến xu hướng các doanh nghiệp FDI lớn cấu trúc lại hệ thống.

Tuy nhiên, khó khăn cũng đi kèm những cơ hội. Vị thế của Việt Nam đang được đánh giá cao nhờ thành công trong công tác phòng, chống dịch. "Đây là cơ hội để thế giới biết tới Việt Nam với lợi thế đặc biệt về sự tin cậy chiến lược, là điểm đến đầu tư an toàn và sẵn sàng đón nhận các dòng vốn chuyển dịch", ông Dũng nói. Lợi thế này có thể tạo đà cho Việt Nam đi trước một bước để phục hồi nền kinh tế, thiết lập vị thế mới.

Minh Sơn

Vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hộ gia đình sử dụng bao nhiêu điện nên cân nhắc lắp điện mặt trời mái nhà?

Tiền điện bình quân sử dụng hàng tháng là một trong những yếu tố để các hộ dân cân nhắc lắp điện mặt trời mái nhà.

Diện mạo Việt Nam sau sáp nhập tỉnh, thành như thế nào?

Với 461/465 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội vào sáng 12/06/2025 đã chính thức thông qua Nghị quyết mang tính lịch sử về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Vậy...

Công ty đề xuất 100 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao: Làm ăn cả năm lãi... 1 triệu đồng

Giai đoạn năm 2019 - 2021, Công ty Mekolor có 2 năm làm ăn thua lỗ, 1 năm làm ăn có lãi với mức 1 triệu đồng, công ty này hiện có vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Căn...

Việt Nam sẵn sàng thêm ưu đãi cho hàng hóa của Hoa Kỳ và đề nghị Hoa Kỳ có bước đi tương xứng

Việt Nam nhất quán đàm phán với Hoa Kỳ nhằm hướng tới một Hiệp định song phương trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền tự chủ, thể chế chính trị, hài hòa, cân bằng...

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với Nike, Walmart và Exxon Mobil

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã làm việc với các tập đoàn lớn của Mỹ như: Nike, Walmart, Exxon Mobil.

Xi măng và thép không phát thải: Thực tế hay chỉ là tham vọng xa vời?

Trong hành trình khử carbon của nền kinh tế toàn cầu, ngành xi măng và thép đặt ra những thách thức đáng kể.

Tập đoàn Alstom của Pháp muốn tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã...

Doanh nghiệp TPHCM nói thẳng góc khuất hoạt động thanh, kiểm tra

Các doanh nghiệp thường ngán ngại các cuộc thanh, kiểm tra, do các yêu cầu thanh, kiểm tra thường thiên về bắt lỗi thay vì hướng dẫn, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh...

Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường, dành thêm ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ và đề nghị Mỹ có bước đi tương...

Bắt tạm giam Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội liên quan vụ án Công ty Hoàng Long

Ngày 03 và 10/06/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CQCSĐT) Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Nhận hối lộ"; đồng thời, ra...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98