Đối mặt Covid-19, 'hào sâu kinh tế' không cứu nổi doanh nghiệp

27/05/2020 09:00
27-05-2020 09:00:00+07:00

Đối mặt Covid-19, 'hào sâu kinh tế' không cứu nổi doanh nghiệp

Virus Corona biến đổi môi trường kinh doanh và làm bật lên các thách thức trên vai những thương hiệu tên tuổi.

Công viên Đầm Sen vắng lặng những ngày tháng 4 khi doanh nghiệp chủ quản quyết định tạm đóng cửa, ngưng phục vụ khách đến vui chơi kể từ ngày 17/03-22/04, trong một nỗ lực ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 theo lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ.

Quý 1/2020, doanh thu và lợi nhuận của CTCP Công viên nước Đầm Sen (HOSE: DSN) giảm lần lượt 57% và 77% khi Covid-19 "xua đuổi" từng lượt khách ghé thăm. Việc làm ăn tại công viên nước là nguồn thu nhập chính của DSN, thế nhưng, virus Corona đã khiến "bầu sữa bò" bị tắc.

DSN là ví dụ điển hình cho tình cảnh của một doanh nghiệp có nguồn thu chủ đạo chịu đòn nặng nề bởi virus Corona, nhưng đó cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Lần lượt từ một doanh nghiệp địa phương và đặc thù như Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (HOSE: TCT) cho đến thương hiệu tên tuổi Thiên Long (HOSE: TLG), hay ông lớn tỷ đô Bia -Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đều lâm cảnh tương tự.

TCT, hoạt động từ năm 1998, quản lý và vận hành hệ thống cáp treo và xe trượt ống vận chuyển khách tại Khu Du lịch Quốc gia Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh. Covid-19 bùng phát ngay giữa mùa cao điểm kinh doanh quý 1 của TCT, thời điểm thường có hàng trăm ngàn người hành hương đổ về Núi Bà Đen tham gia hội xuân. Doanh nghiệp này cũng ngưng phục vụ du khách trong vòng hai tháng kể từ ngày 23/03.

Tình hình không có gì khá hơn đối với TLGSAB, thậm chí, TLG còn chịu cảnh thua lỗ trong quý đầu năm nay và cũng là lần lỗ đầu tiên kể từ khi niêm yết cổ phiếu vào năm 2010.

Quý đầu ảm đạm
Kết quả kinh doanh quý 1/2020 so với cùng kỳ năm trước

Sự thành công của những doanh nghiệp này một phần cũng nhờ họ tập trung vào chỉ một ngành nghề duy nhất, và trở thành thương hiệu dẫn đầu thị trường mà họ tham gia. Nhưng giờ đây, họ phải đối diện thử thách có lẽ là lớn nhất và ảnh hưởng trực tiếp nhất trong lịch sử hoạt động. Dù sở hữu lợi thế nào, dù là địa lí hay thương hiệu, thì cả bốn doanh nghiệp kể trên cũng đều phải chào thua trước căn bệnh quái ác gây nên bởi virus Corona.

Bình minh xám

Trước biến cố đại dịch, TLGSAB đang trên đường chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới.

Từ một cơ sở sản xuất bút bi khởi sự năm 1981, TLG vươn mình chiếm 60% thị phần bút viết tại Việt Nam và trở thành một ông lớn trong ngành hàng văn phòng phẩm. Năm 2019, TLG đón nguồn vốn mới từ cổ đông chiến lược Newell Brands, tập đoàn tiếp thị và phân phối hàng tiêu dùng toàn cầu, để phục vụ định hướng mở rộng xuất khẩu. Trong năm 2019, xuất khẩu mang về doanh thu 510 tỷ đồng cho TLG, tăng hơn 21% so với năm trước.

Trong khi đó, "năm 2019 vừa qua là một năm ghi nhận tiến bộ vượt bậc trong tất cả các khía cạnh liên quan của Sabeco", Chủ tịch SAB - Koh Poh Tiong nhắn gửi cổ đông tại báo cáo thường niên 2019.

Sau khi chính thức về tay những ông chủ Thái từ cuối năm 2017, SAB đã trải qua một giai đoạn tái cấu trúc trong hai năm 2018-2019 từ quy trình quản trị doanh nghiệp cho đến thương hiệu Bia Sài Gòn, và giờ đang đến giai đoạn mở rộng công suất các nhà máy.

Nhưng tình hình giờ đây đã khác vì Covid-19. Các trường học đóng cửa trong thời gian dài và giãn cách xã hội diễn ra ở nhiều nơi khiến nhu cầu đối với các sản phẩm của TLG suy giảm.

Trong khi đó, việc người dân ở nhà đã bóp nghẹt sức tiêu thụ bia. Đó là chưa kể đến việc doanh số bán bia của SAB cho các hàng quán đã sụt giảm nặng nề từ trước khi có Covid-19 do tác động của Nghị định 100, quy định mức phạt nghiêm khắc đối với người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu bia.

Việc làm ăn khó khăn đặt một thách thức lớn lên khả năng trả cổ tức của những doanh nghiệp ổn định này, khi họ nhiều khả năng sẽ giữ lại lợi nhuận để đảm bảo tình hình tài chính trong khủng hoảng.

Cổ tức đều đặn
(*): Chưa thanh toán. Nguồn: VietstockFinance

Riêng đối với DSN, cổ tức bị đe doạ lại càng đặc biệt tồi tệ, bởi sức hấp dẫn của cổ phiếu này trên thị trường chứng khoán phụ thuộc nhiều vào dòng cổ tức mà doanh nghiệp chi trả hàng năm.

Vượt ra ngoài đại dịch

Thực tế là ngay cả trước khi Covid-19 ập đến, chính DSN cũng đã đau đầu trong việc giữ được hiệu quả sinh lời.

DSN đón 1.28 triệu lượt khách vào năm 2019 và muốn duy trì tốc độ tăng trưởng lượng khách và doanh thu ở mức từ 5-8%/năm. Tuy nhiên, lượng khách năm 2019 thực tế đã giảm so với năm 2018. Thêm vào đó, giá thuê đất tại công viên nước hiện hữu sẽ được tính lại cao hơn, tạo áp lực lên tỷ suất lợi nhuận của DSN trong những năm sắp tới.

DSN cũng có kế hoạch triển khai công viên nước thứ 2 nhưng hiện giờ để nói về điều đó còn quá xa vời. Mặt khác, Ban lãnh đạo Công ty lại đi tìm hướng rẽ sang những ngành kinh doanh mà DSN không hề có kinh nghiệm như rượu thanh long, hay thành lập viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh. Thậm chí, khi nói về mảng đầu tư vi sinh, Chủ tịch DSN Phạm Duy Hưng chia sẻ rằng Công ty có tham vọng rất lớn dù "chưa hiểu rõ vì đây là lĩnh vực ngoài nghề".

TLGSAB cũng có những vấn đề riêng.  Đối với TLG, virus Corona làm bật lên một câu chuyện về sức hấp dẫn của doanh nghiệp trong dài hạn.

Trong mùa dịch, mọi người ở nhà làm việc, học sinh học trực tuyến đã thúc đẩy doanh số các sản phẩm công nghệ hỗ trợ công việc và học tập như laptop, máy tính bảng nhưng lại bào mòn đi doanh số bán bút viết, văn phòng phẩm của TLG. Những công cụ truyền thống nhìn thấy mối đe dọa ngay cả lúc dịch bệnh qua đi, khi con người ngày càng xích lại gần với những thiết bị công nghệ.

TLG cũng chẳng phải doanh nghiệp không biết làm quen với thời đại mới. Bằng chứng là thương mại điện tử là hướng đi mà hãng này chăm chút. TLG liên kết tạo gian hàng tại Tiki, Lazada, Sendo, Shopee và tự xây dựng cả kênh thương mại điện tử riêng. TLG cũng không khu trú ở thị trường nội địa mà tìm hướng thúc đẩy doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, tất cả những điều đã nói đến đều là những công việc bán hàng, chứ không phải là tạo ra những sản phẩm mới mẻ để đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc trong kỷ nguyên số.

SAB lại kể về một câu chuyện khác. Ở khía cạnh làm mới mình, Công ty cho thấy sự sốt sắng. Thương hiệu mới nhắm đến người tiêu dùng trẻ tuổi và các chính sách mới nhằm tiết giảm chi phí, tối ưu hóa nhiều quy trình sản xuất, phân phối lần lượt được triển khai. Hệ thống quản trị cũng được tái cấu trúc với HĐQT và Ban điều hành hoàn toàn tách biệt về nhân sự.

Nhưng những nỗ lực trên cũng sẽ không đảm bảo bất cứ điều gì, đặc biệt là khả năng tăng trưởng của SAB. Năm 2020, sự cạnh tranh giữa các hãng bia sẽ tiếp tục gay gắt và ngành công nghiệp bia vẫn còn bị đè nén dưới tác động kép là Covid-19 và Nghị định 100.

Điều tốt nhất mà SAB có thể làm là tập trung toàn lực vượt qua cơn bão và chuẩn bị đầy đủ để nắm bắt cơ hội khi các điều kiện thuận lợi xuất hiện trở lại. "Những khoảnh khắc khó khăn sẽ qua đi, chỉ có những con người mạnh mẽ luôn tồn tại", đó là lời của Tổng Giám đốc SAB - ông Neo Gim Siong Bennett chia sẻ trong thư gửi cổ đông thường niên 2019.

Còn trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cũng nên lưu ý một rủi ro là cổ phiếu của SAB cũng đang có mức định giá dựa trên lợi nhuận không hề mềm.

Thừa Vân

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của CII bất thành, hé lộ đầu tư 1 công ty thuộc Tasco

ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) đã không thể tiến hành do tỷ lệ tham dự chỉ đạt 36.77% tại thời điểm...

ĐHĐCĐ CLW: Tỷ lệ cổ tức đang cao so với các doanh nghiệp ngành nước thuộc Nhà nước

Sáng ngày 24/04, CTCP Cấp nước Chợ Lớn (Chowaco, HOSE: CLW) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024. Đại hội khép lại với nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh...

SGN báo lãi quý 1 tăng 12% nhờ thị trường quốc tế trở lại và khách hàng mới

Nếu không phải trích lập thêm nợ khó đòi của Bamboo Airways và Vietravel Airlines, khoản lãi ròng của CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (HOSE: SGN) đã không dừng lại ở...

ĐHĐCĐ HT1: Giá bán xi măng rất chua chát

Chủ tịch HT1 nhận định đây là thời điểm khó khăn đối với ngành xi măng Việt Nam và Vicem Hà Tiên. Tổng Giám đốc thì cho rằng chưa biết khi nào thị trường xi măng sẽ...

ĐHĐCĐ LGC: Chuẩn bị gì cho kế hoạch kỷ lục và 5 dự án PPP mục tiêu thời gian tới?

ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2023 của CTCP Đầu tư Cầu đường CII (HOSE: LGC) đã thông qua kế hoạch cao kỷ lục trong 18 năm qua, cổ tức tỷ lệ 32%. Doanh nghiệp cho...

ĐHĐCĐ Vinasun: Vốn đầu tư thêm 700 xe hybrid khoảng 630-650 tỷ đồng

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 24/04, CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, HOSE: VNS) dự báo tình hình năm nay gặp nhiều khó khăn trong quá trình...

ĐHĐCĐ PV Drilling: Các giàn khoan sở hữu đã ký hợp đồng, có việc làm ổn định suốt 2024 và 2025

Sáng ngày 24/04/2024, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling, HOSE: PVD) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phân phối...

ĐHĐCĐ BMI: Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi tác động đến doanh thu trong ngắn hạn

Sáng ngày 24/04/2024, Tổng CTCP Bảo Minh (HOSE: BMI) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 theo hình thức trực tuyến nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức...

Chủ tịch Đào Ngọc Thanh chia sẻ về 3 trụ cột kinh doanh chính của Vinaconex

Sáng 24/04, Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HOSE: VCG) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh...

BCR đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 gấp 3 lần, tăng vốn điều lệ thêm gần 3 ngàn tỷ 

Tại ĐHĐCĐ thường niên sắp tới, bên cạnh kế hoạch kinh doanh 2024, CTCP BCG Land (UPCoM: BCR) còn đưa ra mục tiêu cần đạt được trong giai đoạn 2024-2028.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98