EVFTA là con đường hữu ích giúp khôi phục kinh tế nhưng hơi 'nhạt màu' vì Covid-19

23/05/2020 09:30
23-05-2020 09:30:00+07:00

EVFTA là con đường hữu ích giúp khôi phục kinh tế nhưng hơi 'nhạt màu' vì Covid-19

Đó là một trong những nhận định của các chuyên gia về cơ hội Việt Nam có thể tận dụng để khôi phục kinh tế, tại tọa đàm trực tuyến “Hậu Covid-19, chuẩn bị gì để trở lại đường đua?” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn và Hội Doanh nhân trẻ TPHCM tổ chức.

* ‘Cơ hội vàng’ nào cho kinh tế Việt Nam hậu Covid-19?

TS. Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

TS. Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, Việt Nam vẫn có cơ hội để phát triển xuất nhập khẩu, mặc dù cơ hội này không lớn như thu hút đầu tư FDI.

Thứ nhất, về cầu thì trong thời gian dịch bệnh, Việt Nam đã nâng được uy tín của mình từ việc kiểm soát tốt dịch bệnh, có sự ứng xử nhân văn với các nước đối tác, nước bạn.

Thứ hai, một số mặt hàng như lương thực thực phẩm, vật tư y tế, thiết bị máy tính có thế mạnh xuất khẩu thì nhu cầu trên toàn cầu cũng tăng lên.

Ngoài ra, ở thị trường EU, việc hiệp định EVFTA đi vào thực tế cũng tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội. EU là thị trường xuất khẩu lớn, trên 400 triệu dân, nhưng là khu vực có sức mua lớn thứ 2 thế giới. Đặc biệt, các đối thủ cung cấp hàng hóa có tính cạnh tranh với Việt Nam tại EU như Trung Quốc đều chưa có hiệp định với nền kinh tế này.

Theo bà Thu Trang, đây là giai đoạn cần nghiên cứu lại chính thị trường trong nước, ổn định hệ thống và tận dụng việc chi phí vận chuyển và vận hành đang rẻ. Trong giai đoạn xuất khẩu còn mờ nhạt về tín hiệu hồi phục thì thị trường trong nước xứng đáng để các nhà sản xuất quan tâm và tập trung.

Các nước đang thu hút nhu cầu về mình, doanh nghiệp Việt Nam cũng nên chinh phục lại thị trường trong nước để đi hai chân, vừa tăng cường xuất khẩu vừa tăng cường tiêu thụ tại thị trường nội địa.

EVFTA hơi "nhạt màu" vì Covid-19

Bà Trang cho rằng nếu chỉ nhìn góc độ xuất khẩu, cơ hội lớn nhất cho Việt Nam từ hiệp định EVFTA là thuế quan, giúp hàng hoá cạnh tranh hơn về giá.

Khó khăn mà Covid-19 gây ra cho thương mại là làm giảm nhu cầu, tăng tính cạnh tranh ở nguồn cung. Do đó, khi EVFTA đi vào thực tế thì lợi thế về giá giúp Việt Nam có thêm một chút lợi thế trong việc cung ứng hàng hóa, nhưng nó không làm thay đổi nhu cầu. Hiệp định này giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam một phần nhưng không khắc phục được hết những khó khăn mà họ đang đối mặt sau dịch bệnh.

Tuy nhiên, nếu biết cách tận dụng lợi thế sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam sống sót và tiếp tục duy trì sản xuất, kinh doanh. Bà Trang nhận xét không nên nghĩ EVFTA là "cây đũa vàng", nhưng nó là con đường hữu ích nếu tận dụng được. Dù vậy, EVFTA đã hơi "nhạt màu" vì tác động của Covid-19.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan góp ý thêm, trước mắt, xuất khẩu từ Việt Nam sang liên minh châu Âu (EU) có thể bị sụt giảm, không đạt được như kỳ vọng được đặt ra trước khi có dịch bệnh mà ta trông chờ vào EVFTA, EVIPA. Thế nhưng, sự sụt giảm này chỉ trong ngắn hạn, về lâu dài sẽ tăng. Lâu nay, xuất khẩu nhiều nhưng 70% là đến từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Đã có ý kiến nêu ra là Việt Nam tiếp tục phát triển lĩnh vực như sản phẩm bảo hộ y tế (khẩu trang, đồ bảo hộ y tế, găng tay...), dược phẩm cho cả trong nước và xuất khẩu. Nhiều nước vẫn đang lo lắng giai đoạn 2 của dịch bệnh và có thể kéo dài đến mùa hè sang năm. Nỗi lo lắng về dịch bệnh chỉ có thể chấm dứt khi có vaccine, hoàn tất khâu thử nghiệm và được tổ chức sản xuất đồng loạt cho người dân

Trong khoảng thời gian này, doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến hoạt động xuất khẩu lao động làm việc trong mảng chăm sóc người bệnh, người già cho các thị trường Nhật Bản, Đức... Đây là những sản phẩm, dịch vụ cần tiếp tục quan tâm cho xuất khẩu, song song đó vừa phát triển dịch vụ trong nước.

Tiếp đến là lĩnh vực lương thực thực phẩm, khi Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) vẫn lo ngại nạn đói có thể xảy ra vì dịch cúm và tình trạng biến đổi khí hậu.

Tôi kỳ vọng vào việc nâng cao chuỗi giá trị ở trung hạn vì có thời gian phát triển để phát triển nội lực. Tôi mừng rằng mục tiêu phát triển nội lực đã được các vị lãnh đạo cấp cao nói nhiều và được luật hóa trong các nghị quyết và văn bản pháp luật trong thời gian vừa qua.

Nếu thu hút đầu tư FDI mà nhà đầu tư phải mang hết các thứ vào Việt Nam từ Trung Quốc thì Việt Nam cũng chưa được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Kỳ vọng 2-3 năm nữa, Việt Nam có thể làm được điều này”, chuyên gia Phạm Chi Lan nói thêm.

Cát Lam

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2024 đạt hơn 1.537 triệu tỷ đồng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung quý 1/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:...

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ...

Trong quý 1/2024, số DN tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 14.1 ngàn so với số DN đăng ký thành lập mới

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, so sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong...

Du lịch hàng không đón tin vui: Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt mức trước dịch

Lượng khách quốc tế đổ về Việt Nam đã vượt mốc trước đại dịch COVID-19, đạt hơn 4.6 triệu lượt người trong quý 1/2024.

Việt Nam xuất siêu 8.08 tỷ USD trong quý 1/2024 nhưng chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI

Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35.6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý...

Hơn 80% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng quý 2 sẽ ổn định hoặc tốt hơn quý 1

Dữ liệu mới công bố mang lại cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế trong quý 2/2024. Theo đó, hơn 80% doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1/2024 ước đạt gần 614 ngàn tỷ đồng

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý 1/2024 theo giá hiện hành tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu...

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2024 tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm...

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn làm Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyên Vụ Trưởng Vụ tổ chức cán bộ Tổng Cục Hải quan, giữ chức Cục Trưởng Cục Hải quan TP HCM từ ngày 2-4.

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98