Latam – hãng hàng không lớn nhất Mỹ Latinh vừa nộp đơn bảo hộ phá sản

26/05/2020 15:50
26-05-2020 15:50:40+07:00

Latam – hãng hàng không lớn nhất Mỹ Latinh vừa nộp đơn bảo hộ phá sản

Latam Airlines Group, hãng hàng không lớn nhất Mỹ Latinh, vừa nộp đơn bảo hộ phá sản lên tòa án ở New York, sau khi đại dịch Covid-19 kìm chân các hãng hàng không.

Việc nộp đơn bảo hộ phá sản theo Chương 11 cho phép Latam tiếp tục hoạt động, trong khi cật lực lập ra kế hoạch để trả nợ và vực dậy hoạt động kinh doanh. Latam – hãng hàng không có trụ sở ở Chile – tiếp tục hoạt động, nhưng số giờ làm việc đã giảm bớt. Ngoài ra, Latam đã cam kết vay thêm tới 900 triệu USD.

Lượng tiền vay này đến từ các cổ đông, bao gồm gia tộc Cueto, gia tộc Amaro và Qatar Airways, theo một tuyên bố của công ty. Latam cũng đang nắm 1.3 tỷ USD tiền mặt.

Các hãng hàng không trên thế giới – nhất là những hãng hàng không ở khu vực Mỹ Latinh – bị tác động vô cùng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Sau khi dịch bùng phát, các quốc gia ra lệnh cấm di chuyển và khiến người dân do dự không muốn đi máy bay. Trước đó, Avianca Holdings SA – hãng hàng không lớn nhất ở Colombia – đã nộp đơn phá sản theo Chương 11, do số lượng khách đi máy bay giảm mạnh và nợ nần chồng chất.

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Latam phục vụ cho hơn 70 triệu khác hàng/năm và có hơn 300 máy bay. Hãng hàng không này cũng mang nợ hơn 7 tỷ USD.

Latam đã cắt giảm hơn 1,850 việc làm ở Chile, Colombia, Ecuador và Peru trong những tuần gần đây, sau khi hoạt động vận chuyển khách hàng giảm tới 95%.

“Những tình huống bất thường đã khiến nhu cầu toàn cầu rớt mạnh. Nó không những khiến ngành hàng không chững lại, mà còn làm thay đổi ngành này trong tương lai gần”, Giám đốc điều hành Roberto Alvo cho biết trong một tuyên bố.

Latam có tài sản hơn 21 tỷ USD và tổng nợ phải trả gần 18 tỷ USD, dựa trên thông tin trong đơn phá sản.

Cho tới nay, Latam chưa thể tiếp cận tới các gói cứu trợ của Chính phủ. Họ đang trao đổi với các chính quyền ở Chile, Brazil, Colombia và Peru để xin trợ cấp và hỗ trợ thêm, hãng hàng không lớn nhất Mỹ Latinh cho biết.

Latam tiền thân là Lan Airlines, được thành lập trong năm 1929 và được tư nhân hóa trong năm 1989 – những năm tháng cuối cùng của chế độ độc tài Pinochet. Cái tên Latam ra đời trong năm 2012, sau khi Lan thông báo kế hoạch hợp nhất với Tam trong một thương vụ trị giá 3.3 tỷ USD.

Gia tộc Cueto – cổ đông lớn nhất của Latam và nắm giữ 2 ghế trong hội đồng quản trị - đã mua cổ phần tại Latam trong năm 1992 và kiểm soát hoạt động kinh doanh trong năm 1994. Tại thời điểm đó, một cổ đông lớn khác là Tổng thống Chile đương nhiệm, Sebastian Pinera. Tuy nhiên, trong năm 2010, giai đoạn đầu trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, ông Sebastian Pinera đã bán 26% cổ phần tại hãng hàng không này.

Trong năm 2019, Latam đã ký kết thỏa thuận 2.25 tỷ USD để bán cổ phần cho Delta Air Lines, từ đó mở rộng sự hiện diện của Delta Air tại Nam Mỹ.

Hãng hàng không lớn nhất Mỹ Latinh đã lên kế hoạch dần dần đẩy mạnh các chuyến bay trong 2 tháng tới, với mục tiêu đạt 18% công suất trước khủng hoảng vào tháng 7/2020.

* Covid-19 'cướp bầu trời' của các hãng hàng không

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.

Các ngân hàng trung ương châu Á chật vật 'chế ngự' đô la

Các ngân hàng trung ương châu Á đang chuẩn bị ứng phó nhiều bất ổn hơn từ sự trỗi dậy của đồng đô la Mỹ khi triển vọng giảm lãi suất không chắc chắn của Mỹ trong...

Đợt tăng vốn lớn nhất cho Ngân hàng Thế giới kể từ năm 2022

Phần lớn khoản cam kết tài trợ mới nhất, khoảng 9 tỷ USD, là của Mỹ dành cho Nền tảng bảo lãnh danh mục đầu tư mới, giúp hỗ trợ các khoản vay tư nhân và đầu tư vốn...

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi họ dự đoán đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá hơn nữa. Thực trạng này càng làm trầm trọng thêm đà...

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98