Liên Hợp Quốc quan ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu

14/05/2020 10:51
14-05-2020 10:51:00+07:00

Liên Hợp Quốc quan ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu

Báo cáo giữa năm của LHQ cho rằng đại dịch COVID-19 được cho là sẽ làm giảm sản lượng kinh tế toàn cầu gần 8.500 tỷ USD trong hai năm tới, xóa bỏ tất các các thành tựu đạt được trong bốn năm qua.

* Goldman Sachs, Morgan Stanley thấy tín hiệu kinh tế toàn cầu đã chạm đáy

* Kinh tế toàn cầu có thể chưa phục hồi hoàn toàn từ đại dịch vào 2021

Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại London, Anh ngày 8/5/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/TTXVN)

Liên Hợp Quốc ngày 13/5 dự báo đại dịch COVID-19 sẽ làm kinh tế thế giới giảm 3,2% trong năm 2020, mức suy giảm lớn nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái trong những năm 1930, và tình hình có thể tồi tệ hơn nếu làn sóng lây nhiễm thứ hai bùng phát.

Báo cáo giữa năm của Liên Hợp Quốc cho rằng đại dịch COVID-19 được cho là sẽ làm giảm sản lượng kinh tế toàn cầu gần 8.500 tỷ USD trong hai năm tới, xóa bỏ tất các các thành tựu đạt được trong bốn năm qua.

Phát biểu trong buổi họp báo công bố báo cáo, nhà kinh tế trưởng của Liên Hợp Quốc Elliott Harris cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu đã thay đổi đáng kể khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Trong bối cảnh hoạt động kinh tế bị hạn chế trên diện rộng và bất ổn gia tăng, nền kinh tế toàn cầu đã thực sự chững lại trong quý 2 năm 2020. Hồi tháng Một, Liên Hợp Quốc dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 2,5% năm 2020.

Liên Hợp Quốc trong báo cáo cho biết gần 90% nền kinh tế thế giới đã bị phong tỏa, phá hủy chuỗi cung ứng, làm giảm nhu cầu tiêu thụ và khiến hàng triệu người mất việc làm.

Báo cáo về Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới của Liên Hợp Quốc đánh giá dịch COVID-19 cũng sẽ "làm gia tăng nghèo đói và bất bình đẳng," ước tính 34,3 triệu người có thể rơi vào tình trạng cực nghèo trong năm 2020, 56% trong số này là tại châu Phi.

Báo cáo trên cũng đánh giá có thêm khoảng 130 triệu người có thể rơi vào tình trạng cực nghèo vào năm 2030, là "cú đánh mạnh" đối với các nỗ lực trên toàn cầu để giảm tình trạng cực nghèo vào cuối thập niên này.

Liên Hợp Quốc cho biết nền kinh tế toàn cầu có thể giảm 4,9% trong năm 2020 nếu làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai bùng phát và các biện pháp phong tỏa tiếp tục bị kéo dài sang quý 3 năm 2020.

Thương mại thế giới được dự báo giảm 15% trong năm 2020 do sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu toàn cầu và gián đoạn các chuỗi nguồn cung thế giới./.

Công Đông - Kim Chung

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đà phục hồi bất động sản Trung Quốc chững lại

Đà phục hồi của thị trường bất động sản Trung Quốc đang chững lại khi giá nhà ở tiếp tục giảm mạnh. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo, trong những năm tới, nhu cầu nhà...

Khách Trung Quốc “quay lưng” với Thái Lan, cổ phiếu sân bay Thái Lan giảm hơn 50%

Từng chứng kiến dòng du khách ồ ạt hậu dịch Covid-19, Thái Lan giờ chỉ còn đón những luồng khách lẻ tẻ, tạo áp lực nghiêm trọng lên Airports of Thailand Plc (AoT) -...

Chủ tịch Fed: Tác động thuế quan sắp đến

Hiện có rất nhiều điều chưa biết về triển vọng kinh tế và lãi suất, nhưng Chủ tịch Fed Jerome Powell đã báo hiệu ít nhất một điều dường như chắc chắn: Giá cả sẽ...

Fed giữ nguyên lãi suất, vẫn dự báo hai lần giảm lãi suất trong năm nay

Fed đã giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát cao hơn và tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Nhưng điều đáng chú ý nhất là họ vẫn dự báo hai lần giảm lãi...

Thế giới đối mặt “cú sốc xuất khẩu mới” từ Trung Quốc

Hàng xuất khẩu từ Trung Quốc đang tràn khắp thế giới, khi thuế quan của Tổng thống Trump đóng cửa thị trường Mỹ và buộc hàng hóa Trung Quốc phải tìm đường sang các...

Nomura: Mỹ có thể áp thuế quan cao lên châu Á để ngăn hàng Trung Quốc "đi vòng”

Mỹ có thể áp mức thuế quan cao đối với các nước Đông Nam Á do dữ liệu cho thấy Trung Quốc đang chuyển hướng hàng hóa qua khu vực này để tránh mức thuế cao hơn, theo...

Chờ đợi gì từ cuộc họp Fed khuya nay?

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ bày tỏ quan điểm về lộ trình lãi suất tương lai trong tuần này, cùng với đánh giá tác động của thuế quan và bất ổn Trung...

Châu Á ‘đi dây’ trong căng thẳng thương mại Mỹ – Trung

Khi căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc leo thang, châu Á đứng trước bài toán hóc búa: làm sao bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia mà...

EU từ chối đối thoại kinh tế với Trung Quốc trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Lý do từ chối tổ chức cuộc họp với Trung Quốc mà EU đưa ra là cuộc gặp sẽ không tạo tiến triển trong giải quyết tranh chấp thương mại.

Goldman Sachs: Nhu cầu nhà ở Trung Quốc vẫn thấp hơn 75% so với mức đỉnh

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo nhu cầu nhà ở mới tại các thành phố sẽ duy trì ở mức thấp hơn 75% so với đỉnh năm 2017 trong những năm tới. Nguyên nhân chính...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98