Lọc hóa Dầu Bình Sơn từng bước vượt bão kép

22/05/2020 08:50
22-05-2020 08:50:00+07:00

Lọc hóa Dầu Bình Sơn từng bước vượt bão kép

Trước bối cảnh khó khăn kép từ giá dầu thô giảm mạnh và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm đưa Công ty vượt qua thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử.

BSR đang tận dụng các cơ hội để mua dầu thô theo chuyến (SPOT) trong nước có giá hấp dẫn.

Dầu khí toàn cầu lao đao

Dầu khí là ngành công nghiệp bị tàn phá bởi cả dịch Covid-19 và việc giá dầu giảm sâu. Vậy nên, hậu quả mà ngành này phải gánh chịu vô cùng nặng nề.

Chỉ trong 4 tháng kể từ khi dịch bệnh bùng phát, hàng loạt tập đoàn dầu khí đa quốc gia, các công ty lọc dầu lớn trên thế giới đã rơi vào thua lỗ, giảm công suất, giảm hoạt động đầu tư, thậm chí nhiều nhà máy đã phải đóng cửa.

Theo thông tin từ các hãng thông tấn Reuters, Bloomberg và hãng tin Platts, đầu tháng 5, Exxon Mobil Corp - tập đoàn dầu khí hàng đầu Mỹ thông báo lỗ 610 triệu USD trong quý 1/2020, do giảm giá hàng tồn kho gần 3 tỷ USD. Con số thảm hại so với mức lợi nhuận 2.35 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái của tập đoàn này.

ConocoPhillips - một tập đoàn năng lượng khác của Mỹ - ghi nhận mức lỗ ròng 1.74 tỷ USD. Trong khi đó, một tập đoàn dầu khí hùng mạnh khác là BP của Anh cũng thông báo lỗ ròng 4.4 tỷ USD. Đây là tổn thất lớn trong lịch sử của ngành dầu khí toàn cầu.

Shell - tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Anh và Hà Lan - dự kiến tạm dừng hoạt động nhà máy lọc dầu công suất 110,000 thùng/ngày tại Philippines trong vòng một tháng, do nhu cầu nhiên liệu giảm mạnh và biên lợi nhuận thấp ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Nhà máy lọc dầu Phillips 66 của Mỹ đã báo cáo lỗ ròng 2.5 tỷ USD trong quý 1, so với khoản lãi 204 triệu USD cùng kỳ năm trước và 736 triệu USD quý liền trước. Tập đoàn SK - Hàn Quốc, chủ sở hữu các nhà máy lọc dầu hàng đầu Hàn Quốc, đã báo cáo khoản lỗ 1,800 tỷ won, tương đương 1.5 tỷ USD trong quý đầu năm nay.

Trong bối cảnh đó, các nhà máy lọc dầu trong nước cũng bị tổn thất nặng nề. CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn - đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - vừa ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 1 âm 2,332 tỷ đồng, nguyên nhân chính đến từ giảm giá lượng hàng tồn kho quá lớn.

Dung Quất từng bước vượt khó

Dẫu vậy, xem xét trong tương quan với nhiều nhà máy lọc dầu trên thế giới, có thể nhận thấy những nỗ lực đáng ghi nhận của BSR trong ổn định sản xuất kinh doanh, cũng như giảm thiểu những tác hại kép chưa từng có trong lịch sử.

Tổng Giám đốc BSR Bùi Minh Tiến cho biết với vai trò quan trọng là doanh nghiệp sản xuất đáp ứng gần 40% nhu cầu xăng dầu cho quốc gia, vừa là công cụ điều tiết ổn định thị trường, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã từng bước vượt qua khó khăn, đi lên từ khủng hoảng kép. Có nhiều thời điểm, Công ty phải đứng trước nguy cơ dừng nhà máy một thời gian. Tuy nhiên, bằng tất cả sự quyết tâm và nỗ lực, BSR vẫn duy trì vận hành nhà máy liên tục, an toàn và cung ứng ra thị trường sản phẩm đạt chất lượng.

Để nhà máy vận hành liên tục, Công ty đã áp dụng nhiều gói giải pháp đồng bộ như giải pháp quản trị, điều hành trong điều kiện thị trường bất bình thường, giải pháp về nguồn nguyên liệu kết hợp kinh doanh sản phẩm, giải pháp về tối ưu chế độ vận hành theo thị trường sản phẩm, giải pháp về quản trị dòng tiền, tiết giảm chi phí…

Một trong các giải pháp nêu trên là linh hoạt điều chỉnh công suất nhà máy theo nhu cầu thị trường, giải phóng hàng tồn kho giá cao càng nhanh càng tốt để có chỗ chứa các lô dầu thô giá thấp. “Chúng tôi sẽ tối đa tiêu thụ dầu thô dài hạn trong nước để tăng liên kết chuỗi lợi ích trong ngành. Ngoài ra, BSR sẽ tìm cơ hội mua theo chuyến (SPOT) dầu thô trong nước có giá hấp dẫn” ông Tiến cho biết.

Giải pháp tiếp theo là bám sát thị trường, tăng cường việc dự báo, phân tích, tối ưu hóa sản phẩm, tìm cơ hội bán sản phẩm trung gian có giá trị cao để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu như trong tháng 4/2020, BSR bán cho Huyndai Bank Oil 18,000 m3 LCO (sản phẩm trung gian), giúp mang lại hiệu quả cao hơn khoảng gần 15 tỷ đồng so với xuất bán khối lượng tương ứng dầu DO.

Giải pháp căn cơ tiếp theo để giúp BSR vượt qua giai đoạn khó khăn là tiết giảm triệt để chi phí sản xuất kinh doanh. BSR đã rà soát, tiết giảm khoảng 23.3%, tương ứng 1,450 tỷ đồng so với kế hoạch đã được phê duyệt.

Để có dòng tiền cho hoạt động, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng để vay ngắn hạn với lãi suất ưu đãi. Nhờ đó, cùng với các giải pháp tiết giảm chi phí, dừng giãn các hạng mục đầu tư chưa cần thiết, tích cực trong công tác bán hàng và thu hồi công nợ, đến nay Công ty vẫn đảm bảo dòng tiền cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là việc đảm bảo thanh toán tiền mua dầu thô đúng hạn”, ông Tiến nhấn mạnh.

Với những giải pháp đồng bộ từ quản trị, điều hành, tài chính, sản xuất kinh doanh, Lọc dầu Dung Quất không những duy trì vận hành, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, mà còn gián tiếp hỗ trợ các mỏ dầu ở thềm lục địa Việt Nam không phải dừng hoạt động, các đơn vị làm dịch vụ cho BSR cũng có cơ hội việc làm, duy trì công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động.

Mặc dù khó khăn phía trước vẫn còn nhiều, lãnh đạo BSR kỳ vọng khi dịch bệnh ở Việt Nam đã được kiểm soát, nền kinh tế đang phục hồi, mọi hoạt động của người dân cũng trở lại bình thường và trên thế giới các nước cũng đang tiến hành dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, tập trung khôi phục kinh tế, cộng với sự ấm lên của thị trường dầu mỏ trong tháng 5 và các tháng tiếp theo sẽ giúp Công ty sớm khắc phục được các tổn thất và tận dụng cơ hội khôi phục hiệu quả sản xuất kinh doanh.

BSR luôn linh hoạt điều chỉnh công suất vận hành NMLD Dung Quất theo nhu cầu thị trường.

P.V

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

CEO đặt kế hoạch lãi sau thuế tăng 24%

Dù kết quả kinh doanh năm 2023 không mấy khả quan, Tập đoàn C.E.O vẫn đặt kế hoạch 2024 lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2023.

Chính thức khai trương tổ hợp khoáng nóng Nhật Bản giữa lòng Ecopark, cách hồ Hoàn Kiếm 14km

Tổ hợp khoáng nóng Mori Onsen nằm giữa lòng thành phố xanh Ecopark, rộng 2,000m2, gồm 15 bể tắm khoáng, spa, xông hơi, nhà hàng, bể bơi chính thức khai trương giúp...

ICON4 đã sử dụng hết 320 tỷ đồng của đợt chào bán năm 2022

ICON4 cho hay đã sử dụng hết số tiền 320 tỷ đồng huy động được từ đợt chào bán cách đây hơn 1 năm, trong đó dành 170 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động thực hiện các gói...

Cuộc đua CASA ngân hàng: Từ “thách thức kép” 2023 sang “thuận lợi kép” 2024

Hai tháng đầu năm 2024, mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay tiếp tục giảm so với cuối năm 2023 khiến các nhà đầu tư thiên về nhu cầu để tiền gửi không kỳ hạn...

VNPT đề nghị công ty con Telvina nâng doanh thu kế hoạch 2024 lên 187 tỷ đồng

Cụ thể, kế hoạch doanh thu năm 2024 của Telvina được đề nghị điều chỉnh tăng từ 186 tỷ đồng lên thành 187.5 tỷ đồng, trong đó doanh thu trong thị trường VNPT sẽ là...

Chứng khoán DNSE đặt kế hoạch lãi sau thuế 2024 gần gấp đôi năm trước

CTCP Chứng khoán DNSE (DNSE) vừa hé lộ kế hoạch kinh doanh năm 2024. Lãi sau thuế mục tiêu tối đa là 445 tỷ đồng, gần gấp đôi năm trước.

Hé lộ chân dung ngân hàng nắm giữ “chìa khóa” tăng trưởng theo cấp số nhân

Các chuyên gia từ tổ chức "Big Four" Deloitte cho rằng “Khả năng giành chiến thắng” (Ability to win) và “Năng lực chuyển đổi” (Capacity for change) là chìa khóa cho...

Novaland sẽ không tham gia phiên tòa vụ án Vạn Thịnh Phát

Ngày 15/03, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE: NVL) có thông báo về việc được Tòa án chấp thuận về việc Công ty không tham gia phiên tòa liên quan đến Tập...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng "dốc hầu bao" lập công ty phát triển trạm sạc xe điện

Ngày 18/03, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn VINGROUP - CTCP (HOSE: VIC), đồng thời là nhà sáng lập VinFast, công bố thành lập Công ty Phát triển Trạm...

REE đặt kế hoạch tăng lãi 10%, đẩy mạnh mảng cơ điện lạnh và bất động sản

CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) đặt mục tiêu năm 2024 tăng trưởng cả doanh thu lẫn lợi nhuận. Đáng chú ý, hai mảng cơ điện lạnh và bất động sản dự kiến được đẩy mạnh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98