Mạng lưới metro TP.HCM dần thành hình

15/05/2020 08:13
15-05-2020 08:13:38+07:00

Mạng lưới metro TP.HCM dần thành hình

Tuyến metro số 1 đang tăng tốc về đích, tuyến số 2 chuẩn bị khởi công, TP.HCM đang tiếp tục xúc tiến nhiều tuyến metro quan trọng, nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới xương sống giao thông.

* TP.HCM rục rịch xúc tiến tuyến metro số 5 gần 39.000 tỉ đồng

* TP.HCM đề xuất đầu tư thêm tuyến metro gần 68.000 tỉ đồng

* Metro TP.HCM có tuyến đầu tiên vào cuối 2021

Mạng lưới metro TP.HCM dần thành hình
Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang dần về đích. Ảnh: Ngọc Dương

“Chìa khóa” cho bài toán đô thị

Cuối tháng 4 vừa qua, UBND TP.HCM đã có công văn kiến nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư xem xét, lựa chọn đề xuất “Dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị TP.HCM, tuyến metro số 3A (Bến Thành - Tân Kiên)” trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Theo nghiên cứu do tư vấn của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện, dự án có chiều dài toàn tuyến gần 20 km, 18 nhà ga với tổng mức đầu tư dự kiến vào khoảng 313 tỉ yen (tương đương gần 68.000 tỉ đồng). Tư vấn cũng đề xuất phân kỳ đầu tư dự án thành hai giai đoạn, xây dựng từ năm 2025 - 2034.

 “Việc thực hiện dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP), huy động nguồn lực từ xã hội để làm các dự án trọng điểm là phù hợp. Đối với các dự án lớn như metro, nhiều khó khăn phát sinh, cần có cơ chế khuyến khích DN tư nhân tham gia đầu tư bằng những chính sách đảm bảo lợi ích rõ ràng, cụ thể cho nhà đầu tư thông qua việc nhanh chóng hoàn thiện luật PPP”.  

 TS Trịnh Văn Chính

Ngay sau đó, UBND TP tiếp tục chỉ đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng công trình đường sắt đô thị TP.HCM - tuyến metro số 5 - giai đoạn 1 - từ ngã tư Bảy Hiền đến cầu Sài Gòn. Theo kết quả cập nhật của Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải dựa trên báo cáo nghiên cứu của Tư vấn IDOM (Tây Ban Nha) trước đây, dự án có chiều dài khoảng 8,9 km (đoạn đi ngầm dài

7,46 km và đoạn trên cao dài 1,43 km), gồm 8 nhà ga. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1,66 tỷ USD, tương đương 38.700 tỉ đồng. Dự kiến thời gian xây dựng từ năm 2025 - 2029 và đưa vào khai thác từ năm 2030.

Đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết đơn vị này cũng đang tích cực phối hợp với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM) và một số nhà đầu tư từ quốc gia này để sớm ký kết một biên bản ghi nhớ hợp tác cùng xúc tiến đầu tư tuyến metro số 5 - giai đoạn 2 (từ Bến xe Cần Giuộc mới về ngã tư Bảy Hiền) theo hình thức hợp tác công - tư (PPP). “Cùng với tuyến metro số 1 và số 2 của TP.HCM đang được triển khai thi công, việc sớm đầu tư xây dựng tuyến metro số 5 sẽ giúp nối kết 2 tuyến này để tạo thành một mạng lưới, từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng khối lượng lớn, góp phần hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, giúp giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP”, đại diện MAUR cho hay.

Theo Quyết định 586/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được ban hành vào tháng 4.2013, TP.HCM sẽ có 8 tuyến metro. Tiến sĩ (TS) Huỳnh Thế Du, giảng viên chính sách công, Trường đại học Fulbright, nhận định mạng lưới đường sắt đô thị được coi là xương sống, nắm vai trò chiến lược trong việc giải tỏa ùn tắc giao thông, định hình sự phát triển đô thị của các TP lớn như TP.HCM. Theo ông, những giải pháp được cho là căn cơ để giải quyết bài toán kẹt xe của TP.HCM như phát triển TP theo hướng đa tâm nhằm phân bổ, kéo giãn dân cư... cũng phải phụ thuộc vào hệ thống giao thông công cộng khối lượng lớn là metro.

“Có đưa người dân về Củ Chi ở, thì hằng ngày họ vẫn phải vào TP để đi làm, đi học. Vì thế muốn Thủ Thiêm, Thanh Đa, khu đô thị Tây Bắc, TP mới Bình Dương, hay Nhơn Trạch... “chia lửa” với trung tâm hiện hữu thì cần phải có hệ thống hạ tầng kết nối tốt. Vấn đề chính yếu là cần phải tập trung xây dựng bằng được các cơ sở hạ tầng giao thông kết nối, đặc biệt là hệ thống giao thông công cộng công suất lớn. Khi đó, việc giãn dân, không khuyến khích tập trung vào các đô thị lớn, khu trung tâm sẽ được hiện thực hóa một cách dễ dàng. Chìa khóa cho giao thông, đô thị TP.HCM vẫn là mạng lưới metro hoàn chỉnh cùng hệ thống xe buýt kết nối”, ông Du nhấn mạnh.

Đồ họa: Du Sơn - Phúc Hải

Tự chủ nguồn vốn và công nghệ

Nhìn lại kế hoạch thực hiện, hầu hết các tuyến metro mà TP.HCM đang triển khai đều sử dụng vốn vay ODA. Cụ thể, dự án metro số 1 có tổng mức đầu tư 43.757 tỉ đồng, được triển khai bằng nguồn vốn vay ODA của JICA là 38.265 tỉ đồng, vốn đối ứng 5.492 tỉ đồng. Tổng mức đầu tư tuyến metro số 2 là 47.891 tỉ đồng, trong đó vốn ODA là 37.487 tỉ đồng từ các nhà tài trợ gồm Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), vốn đối ứng là 10.404 tỉ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5 - giai đoạn 1 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn) cũng sẽ được đầu tư từ nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và chính phủ Tây Ban Nha.

Việc sử dụng vốn vay ODA kéo theo rất nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục giải ngân, khiến các dự án liên tục rơi vào tình trạng chậm trễ, chạy lòng vòng hơn thập kỷ vẫn “tắc”.

Theo TS Huỳnh Thế Du, VN nói chung cũng như TP.HCM nói riêng muốn phát triển hệ thống metro thì phải thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận. Cần nghiên cứu cách làm metro của các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc. Họ chỉ dựa vào vốn vay, kỹ thuật từ nước ngoài trong một vài tuyến đầu. Các tuyến tiếp theo sẽ hoàn toàn do trong nước đảm nhận. Việc làm chủ công nghệ có thể kéo giảm chi phí rất nhiều. “Ở VN hiện nay hầu hết các tuyến metro đều dựa hoàn toàn vào vốn vay, kỹ thuật nước ngoài, mỗi tuyến dựa vào một nước, không có cơ chế tự chủ, không có lan tỏa đầu tư nên thường xuyên xảy ra trục trặc và đa phần nguyên nhân đến từ phía VN”, ông Du nói.

Đồng quan điểm, TS Trịnh Văn Chính, nguyên Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển GTVT (Đại học GTVT TP.HCM), cho rằng đối với các siêu đô thị, mang tính chất là động lực kinh tế của cả nước như TP.HCM và Hà Nội, mạng lưới metro là yếu tố quan trọng để giải quyết ùn tắc giao thông, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên việc phụ thuộc vốn vay ODA để thực hiện xây dựng mạng lưới metro sẽ đẩy trần nợ công tăng cao, tạo áp lực, gánh nặng đè lên người dân. Do đó, nhà nước cần có chủ trương tìm hình thức đầu tư mới có hiệu quả.

Hà Mai

Thanh niên







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sun Group được chấp thuận đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc gần 22 ngàn tỷ

Ngày 19/06, UBND tỉnh Kiên Giang trao quyết định cho CTCP Cảng hàng không Mặt trời (Tập đoàn Sun Group) làm chủ đầu tư thực hiện dự án mở rộng Cảng hàng không quốc...

Thi công ì ạch, loạt nhà thầu dự án cải tạo tuyến kênh dài nhất TPHCM bị phạt

Dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên hiện mới hoàn thành hơn 49% khối lượng, chậm so với tiến độ đề ra. Nhiều nhà thầu thi công chậm trễ đã bị...

Bình Dương trao giấy chứng nhận đầu tư KCN Bắc Tân Uyên 1 gần 786ha cho THACO

Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 có tổng diện tích gần 786ha, tổng vốn đầu tư hơn 75,000 tỷ đồng, dự kiến khởi công vào tháng 8/2025, đưa vào hoạt động một phần của...

Loạt doanh nghiệp xin làm cụm công nghiệp tại Bắc Ninh

Loạt doanh nghiệp mới đây xin đề xuất đầu tư các cụm công nghiệp trên địa bàn “thủ phủ công nghiệp” Bắc Ninh.

Khởi công dự án đường Vành đai 4 TPHCM qua Bình Dương

Dự án đường Vành đai 4 TPHCM đoạn qua tỉnh Bình Dương với chiều dài gần 48km, là công trình trọng điểm quốc gia đã được khởi công.

Thủ phủ công nghiệp Bắc Giang đón thêm loạt khu công nghiệp mới

5 tháng đầu năm 2025, Bắc Giang đã phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 cho 5 khu công nghiệp mới, tổng diện tích gần 833ha, thể hiện quyết tâm đẩy...

Tiến độ 3 KCN tại Long An từng là nợ xấu thời ông Trầm Bê

Ba khu công nghiệp (KCN) từng là khoản nợ xấu từ thời ông Trầm Bê và Ngân hàng Phương Nam, mới đây công bố báo cáo ĐTM. Sau gần 2 thập kỷ, qua tay xử lý nợ xấu của...

Văn Phú – Đèo Cả bắt tay đề xuất dự án Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng: Kiến tạo trục sinh thái & văn hóa biểu tượng của Thủ đô

Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 68-NQ/BCT: “Khuyến khích sự liên kết, hợp lực giữa các doanh nghiệp trong nước để kiến tạo những công trình quy mô lớn, có tầm...

Trung Nam Group góp vốn cùng 2 cá nhân làm khu công nghiệp gần 3.9 ngàn tỷ tại Ninh Thuận

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Cà Ná - giai đoạn 1, tại xã Phước Diêm, tỉnh Ninh Thuận có quy mô 378ha, tổng vốn đầu tư...

Điều chỉnh quy hoạch TPHCM: Phát triển chung cư cao tầng chiếm tỷ trọng lớn

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 xác định phát triển nhà ở chung cư chiếm tỷ trọng lớn trong các loại hình xây dựng nhà ở mới;...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98