Máy bay chở khách ngừng bay đang gây ra sự tắc nghẽn không mong đợi!

19/05/2020 17:00
19-05-2020 17:00:00+07:00

Máy bay chở khách ngừng bay đang gây ra sự tắc nghẽn không mong đợi!

Hàng ngàn máy bay chở khách đã được đưa khỏi bầu trời và chuyển vào kho. Đó không chỉ là cơn ác mộng về mặt tài chính với các hãng hàng không mà còn là cơn ác mộng về mặt hậu cần (logistics) cho việc vận chuyển toàn cầu.

Khoảng một nửa số hàng hóa trên thế giới - bao gồm mọi thứ, từ hải sản đến đồ điện tử tiêu dùng - được vận chuyển bằng máy bay chở khách, bằng cách nhét vào phần bụng máy bay bên cạnh những chiếc vali và hành lý khác.

Mặc dù nhiều doanh nghiệp và nhà máy sản xuất đang tạm dừng hoạt động, làm giảm nhu cầu chung đối với việc chuyên chở bằng đường hàng không, nhưng vận chuyển các thiết bị y tế đi khắp thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn là nhu cầu khẩn cấp. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), sự sụt giảm đột ngột về số lượng chuyến bay chở khách - giảm 95% trên toàn thế giới - đã gây ra sự thiếu hụt "ngay lập tức và nghiêm trọng" về năng lực vận chuyển hàng không.

Các công ty vận chuyển như DHL, FedEx, UPS và Amazon, vốn sử dụng máy bay được thiết kế đặc biệt để chuyên chở hàng hóa, đang bay với công suất tối đa và một số công ty đang đưa nhiều máy bay chở hàng hơn vào hoạt động.

Trước đây, tất cả hãng hàng không hành khách của Mỹ đều có những chuyến bay chở hàng, nhưng phần lớn đã ngừng dịch vụ này từ nhiều thập niên trước. Giờ đây, các hãng hàng không như United và Delta bắt đầu khởi động lại hàng chục chuyến bay chỉ chở hàng hóa, một số hãng nhét hàng hóa vào các chỗ trống phía trên ghế hành khách cũng như khoang chứa hàng hóa của máy bay. Một vài hãng vận tải nước ngoài thậm chí buộc các gói hàng vào ghế hoặc dỡ bỏ luôn chỗ ngồi để có nhiều không gian hơn cho hàng hóa.

Điều đó giúp các hãng hàng không mang về một số doanh thu cần thiết - mặc dù các chuyến bay chở hàng có thể không bù đắp nỗi số tiền mà các hãng hàng không mất đi từ việc chở khách.

Đến nay, những nỗ lực đó cũng không bù đắp được sự thiếu hụt năng lực vận chuyển hàng hóa nói chung, và tình trạng bế tắc hiện tại cho phép các hãng hàng không và hãng vận tải hàng hóa tính phí thêm khoảng 30% cho các lô hàng. Trong một số trường hợp, giá thậm chí đã tăng gấp bốn lần, Brandon Fried, giám đốc điều hành của Airforwarders Association, hiệp hội điều phối việc vận chuyển hàng hóa trên máy bay chở khách, cho biết.

Từ hành khách đến các kiện hàng

Sử dụng máy bay phản lực chở khách để vận chuyển hàng hóa có những thách thức riêng. Các máy bay này không được chế tạo như những chiếc phản lực chở hàng có cửa lớn để tiện bốc dỡ. Các hãng hàng không muốn đưa hàng hóa vào khoang máy bay phải bố trí lại hàng hóa thông qua những lối vào nhỏ hơn dành cho hành khách.

Chris Busch, giám đốc quản lý hàng hóa tại châu Mỹ của United Airline, cho biết trên những chuyến bay chỉ chở hàng, các công nhân phải xếp thành hàng dài để chuyển những kiện hàng đến các chỗ trống thích hợp.

Theo Shawn Cole, phó chủ tịch phụ trách mảng hàng hóa của Delta, các xe tải chở hàng thường dùng để nâng thực phẩm và những vật tư khác lên máy bay phản lực cũng đang được sử dụng để chất các kiện hàng lên.

Cho đến nay, các chuyến bay chở hàng ở Mỹ đã không sử dụng những giải pháp “cực đoan” hơn, như buộc các kiện hàng vào ghế ngồi hoặc dỡ bỏ hẳn ghế, giống cách các hãng hàng không nước ngoài như Lufthansa, Air Canada và Austrian Airlines đã làm.

Tháng trước, Cục Hàng không Liên bang (FAA) đã ban hành hướng dẫn, cam kết hợp tác với các hãng hàng không Mỹ để phê duyệt những sửa đổi tương tự.

Thực tế mới lạ

Bất chấp những phức tạp, một số hãng vận tải Mỹ đang đầu tư tương đối lớn vào hàng hóa.

United cho biết đã thực hiện khoảng 1,300 chuyến bay chỉ chở hàng kể từ tháng 3, hầu hết là thiết bị y tế, đồ điện tử tiêu dùng như máy tính xách tay hoặc điện thoại và sản phẩm tươi. Hãng hàng không này cũng có kế hoạch dỡ bỏ ghế khỏi một số máy bay sau khi nhận được sự chấp thuận của FAA, Busch nói.

Tương tự, Delta dự kiến ​​bắt đầu dọn sạch khoang hành khách một số máy bay vào đầu tháng 6, tăng sức tải hàng hóa trên một chuyến bay tới 20%. Quá trình đó có thể mất ít hơn một tuần và Delta có thể dễ dàng thay thế chỗ ngồi bất cứ khi nào nhu cầu của hành khách trở lại, Cole cho biết.

Thông thường, các hãng hàng không chở hành khách mang về ít hơn 5% doanh thu từ việc thêm hàng hóa vào các chuyến bay đang có. Nhưng tháng trước, hàng hóa chiếm tới 55% số tiền mà Delta thu được, Cole nói.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa các hãng hàng không có thể lấy lại một lượng đáng kể hoạt động kinh doanh bằng cách “xoay trục” sang hàng hóa.

Trên các chuyến bay chở khách, doanh thu từ vé đủ trang trải cho chi phí vận hành máy bay và việc bán không gian chở hàng chỉ làm tăng thêm lợi nhuận. Năm ngoái, các hãng hàng không chở khách đã mang về 2.8 tỷ USD doanh thu hàng hóa, bằng khoảng 11.5% tổng doanh thu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Mỹ.

Nhưng trong các chuyến bay chỉ chở hàng, doanh thu vận chuyển hàng hóa phải trang trải cho mọi thứ, từ phi công đến chi phí nhiên liệu. Điều đó rất khó thực hiện trên một chiếc máy bay không được thiết kế để xử lý các lô hàng lớn, Cole nói. Và đó là lý do lớn khiến ông không thấy các hãng hàng không tăng thêm những chuyến bay chỉ chở hàng so với mức hiện tại, mặc dù công suất đang bị thiếu hụt.

Không như Delta và United, American Airlines - hãng hàng không đã thực hiện khoảng 166 chuyến bay chỉ chở hàng trong những tuần gần đây - không có kế hoạch sửa đổi bất kỳ máy bay nào để chở hàng hóa hay chứa hàng trong khoang hành khách. Theo người phát ngôn của hãng, các vấn đề hậu cần liên quan và yêu cầu các thành viên phi hành đoàn phải có mặt để giám sát các kiện hàng là lý do công ty không làm điều đó.

Tình trạng tắc nghẽn

Nỗ lực đưa hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của thế giới lên ít chuyến bay hơn cũng là giải pháp không hoàn hảo cho các công ty vận chuyển.

Paul Martins, CEO của công ty giao nhận hàng không Rock-it Cargo, thường xử lý những lô hàng vật tư cho những sự kiện như các buổi hòa nhạc hoặc cuộc đua Công thức 1. Tuy vậy, vào những ngày này, công ty của ông đang xử lý các lô hàng thực phẩm và thiết bị y tế lớn.

Theo ông, không gì có thể bù đắp cho việc mất hàng ngàn chuyến bay thường đưa các kiện hàng đến mọi ngõ ngách trên nước Mỹ. Các công ty hậu cần đã phải sáng tạo trong việc giao hàng cho những khu vực không gần các trung tâm hàng không lớn, nơi hầu hết máy bay chở khách và vận chuyển hàng hóa đang thả hàng.

Nó giống như việc xếp các miếng trò chơi ghép hình lại với nhau. Việc sử dụng xe tải và các loại phương tiện giao thông khác ngày càng trở nên quan trọng", ông nói thêm.

Công suất vận chuyển hàng hóa bằng máy bay không đáp ứng được nhu cầu càng lâu thì các cửa hàng và bệnh viện càng bị thiếu nguồn cung, Fried, giám đốc điều hành Airforwarders Association, cho biết.

"Đó là những gì đang khiến chúng tôi lo lắng”, ông nói thêm.

Nhã Thanh (Theo CNN)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98