MPC - Trong nguy có cơ

05/05/2020 10:57
05-05-2020 10:57:37+07:00

MPC - Trong nguy có cơ

CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, điều này cũng đem lại cơ hội mua vào cổ phiếu này với mức giá hợp lý.

Phân tích định lượng - Đầu tư khách quan hơn, hiệu quả hơn

Chứng khoán phái sinh - Kiếm tiền ngay cả khi thị trường lao dốc

Kỳ vọng tăng trưởng mạnh sau mùa dịch

Dịch Covid-19 diễn biến khó lường trên toàn thế giới đã khiến cho việc sản xuất cũng như xuất khẩu thủy sản trong nước gặp nhiều khó khăn. Cụ thể trong ba tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước chỉ đạt hơn 1.5 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước.

Theo khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Đa phần các doanh nghiệp đều bị sụt giảm từ 35%-50% đơn hàng do bị hủy, lùi đơn hàng hoặc thiếu nguyên liệu.

Trong khi đó, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong ba tháng đầu năm vẫn đạt 628.6 triệu USD, tăng nhẹ 1.8%. Đây được xem là tín hiệu khá tích cực trong bối cảnh khó khăn chung từ ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Nguồn: VASEP

Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt trong quý 2/2020 thì nhiều khả năng các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sẽ bứt phá nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại khi các nước dần nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội.

Mặt khác, Hiệp định EVFTA cũng nhiều khả năng sẽ có hiệu lực từ tháng 06/2020. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn như MPC cạnh tranh tốt hơn với các doanh nghiệp của Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador… nhờ lợi thế về thuế suất.

Nguồn: MPC

Hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn

Việc thiếu tôm nguyên liệu cho sản xuất đã khiến kết quả sản xuất kinh doanh của MPC năm 2019 không mấy tích cực. Cụ thể, sản lượng sản xuất đạt 59,549 tấn, giảm 9.04%; sản lượng xuất khẩu 57,709 tấn, giảm 14.69%; doanh số xuất khẩu đạt 643.71 triệu USD, giảm 14.25%.

Chính vì thiếu đầu vào mà MPC đã phải mua tôm nguyên liệu từ những nguồn khác với giá cao để đáp ứng đủ đơn hàng. Điều này khiến cho giá vốn của MPC năm 2019 tăng lên hơn 1,000 tỷ so với năm 2018, đạt 15,313 tỷ đồng. Trong khi doanh thu thuần chỉ tăng nhẹ 0.4%, đạt 16,988 tỉ đồng. Chính điều này là nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế năm 2019 sụt giảm khá nhiều so với năm 2018.

Nguồn: VietstockFinance

Năm 2020, MPC được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn khi chịu tác động kép từ dịch Covid-19 cũng như những ảnh hưởng từ việc Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) áp dụng biện điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá như yêu cầu ký quỹ tạm thời (10%). Do đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang EU nhờ lợi thế từ Hiệp định EVFTA sẽ giúp MPC cân bằng những tác động tiêu cực từ biện pháp điều tra lẩn tránh thuế của CBP.

KHÓA HỌC ONLINE

Chứng khoán Phái sinh Nhập môn

  • Khai giảng: 15/5/2020
  • Ưu đãi 50% ++

Hotline: 0908 16 98 98

>>Đăng ký ngay

Định giá cổ phiếu

Do MPC đang sở hữu vị trí dẫn đầu trong mảng xuất khẩu tôm ở Việt Nam nên không có so sánh tương đương từ các cổ phiếu đang giao dịch trên HOSE, HNX và UPCoM do quy mô của những doanh nghiệp này tương đối nhỏ so với MPC. Chính vì vậy, việc sử dụng các cổ phiếu nội địa làm mẫu so sánh ngang để định giá MPC sẽ không được hợp lý và toàn diện.

Người viết sử dụng các doanh nghiệp cùng ngành trên thế giới có mức vốn hóa thị trường thích hợp để làm cơ sở tính giá trị hợp lý của cổ phiếu MPC. Để đảm bảo tính phù hợp, các doanh nghiệp được chọn chủ yếu nằm trong khu vực Châu Á.

Mức P/E trung bình của nhóm cổ phiếu cùng ngành là 13.46. Với tỷ trọng tương đương giữa hai phương pháp P/E và DDM, chúng ta tính được mức định giá hợp lý của MPC là 33,076 đồng.

Vì vậy, nhà đầu tư có thể canh mua cho mục tiêu đầu tư dài hạn nếu giá cổ phiếu rớt xuống dưới mức 23,000 (chiết khấu 30% so với giá trị định giá).

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BMP - Tiếp tục tích cực (Kỳ 1)

Triển vọng của ngành nhựa xây dựng trong thời gian tới vẫn còn tích cực. CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) luôn là cái tên nổi bật hàng đầu trong mảng...

MWG - Đã đến giai đoạn bắt đáy

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam. Các tín hiệu kỹ thuật đang ủng hộ cho việc...

VLB - Đã đến lúc mua vào?

CTCP Xây dựng và Sản xuất Vật liệu xây dựng Biên Hòa (UPCoM: VLB) là doanh nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu trong khai thác đá xây dựng nhờ sở hữu nhiều mỏ đá có trữ...

ANV - Đáy cũ tháng 11/2022 sẽ đóng vai trò hỗ trợ mạnh trong thời gian tới

Dù ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn kể từ đầu năm nhưng đến nay đã có những tín hiệu cho thấy ngành này đang phục hồi. Giới phân tích kỳ vọng nhu cầu cuối năm cao...

HPG - Giá đã đủ hấp dẫn hay chưa? (Kỳ 2)

Giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) đang ở mức khá thấp so với kết quả của mô hình định giá. Đây là cơ hội mua tích lũy khá hấp dẫn...

HPG - Vượt qua giai đoạn khó khăn (Kỳ 1)

Sau giai đoạn khó khăn của ngành thép trong nước từ nửa cuối năm 2022 đến nay, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự báo nhu cầu sử dụng thép nội địa sẽ phục hồi mạnh vào...

REE - Sẽ còn tăng giá trong tương lai

Kết quả kinh doanh của CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây. Theo kết quả từ mô hình định giá thì mục tiêu dài...

KSB - Triển vọng tăng trưởng còn khá lớn

CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (HOSE: KSB) tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước, với vị thế là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực khai thác...

PHP – Giá còn hấp dẫn để đầu tư? (Kỳ 2)

CTCP Cảng Hải Phòng (UPCoM: PHP) là một trong những doanh nghiệp khai thác cảng hàng đầu khu vực miền Bắc và được giới phân tích đánh giá cao về tiềm năng tăng...

TNG - Mua giá bao nhiêu là hợp lý? (Kỳ 2)

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) có mức giá thị trường (market price) thấp hơn khá nhiều so với kết quả định giá. Vì vậy, nhà đầu tư có thể cân nhắc...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98