Nghèo còn gặp cái eo!

06/05/2020 10:57
06-05-2020 10:57:43+07:00

Nghèo còn gặp cái eo!

Đại dịch Covid-19 trên toàn cầu và tình trạng mất việc làm, ngừng hoạt động kinh doanh do nó gây ra đã khiến hàng chục triệu lao động nhập cư vất vả, nếu không muốn nói là không thể, trong việc kiếm tiền để gửi về quê nhà. Do đó, một số quốc gia nghèo, đặc biệt là ở Nam và Đông Nam Á, vốn phụ thuộc nhiều vào các khoản kiều hối, sẽ thấy sự sụt giảm mạnh trong nguồn tiền quan trọng này.

Trong báo cáo gần đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết lượng kiều hối toàn cầu dự kiến ​​giảm 20% trong năm nay - mức giảm lớn nhất trong lịch sử. Sự suy giảm này thể hiện “sự mất mát của một huyết mạch tài chính quan trọng đối với nhiều hộ gia đình dễ bị tổn thương”, WB lưu ý.

Dòng kiều hối đổ vào khu vực Đông Á và Thái Bình Dương được dự đoán giảm 13% trong năm nay, so với mức 147 tỷ USD năm 2019. Điều này nghĩa là hàng triệu người ở Philippines, Việt Nam và Indonesia sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

"Mức giảm này do dòng tiền từ Mỹ - nguồn kiều hối lớn nhất trong khu vực - giảm. Một số quốc gia phụ thuộc kiều hối có thể thấy các hộ gia đình gặp khó khăn khi nguồn thu nhập từ kiều hối giảm trong giai đoạn này", WB cho biết.

Tại Philippines, kiều hối có kích thước tương đương 9.9% GDP của quốc gia này.

Năm ngoái, Philippines đã nhận được 35.1 tỷ USD kiều hối - gần bằng lượng kiều hối mà các nước láng giềng khu vực Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam cộng lại.

Khoảng 1/3 lượng kiều hối được gửi bởi người Philippines ở nước ngoài là từ Mỹ.

Bộ Lao động và Việc làm của Philippines cho biết gần 90,000 người Philippines đang làm việc ở nước ngoài “đã bị mất việc hoặc đang không có việc làm/không được trả lương do tình trạng phong tỏa và kinh doanh ở các nước sở tại chậm lại”.

Việt Nam cũng phụ thuộc nhiều vào kiều hối nước ngoài, tương đương 6.5% GDP. Khoảng một nửa số tiền này đến từ Mỹ, quốc gia hiện chỉ mới bắt đầu mở cửa trở lại một số doanh nghiệp.

Kiều hối là nguồn thu nhập quan trọng cho các nước đang phát triển. Sự suy thoái kinh tế hiện tại do Covid-19 gây ra đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng gửi tiền về nhà và khiến chúng ta thấy rằng rút ngắn thời gian phục hồi cho các nền kinh tế tiên tiến là quan trọng hơn. Kiều hối giúp các gia đình đủ khả năng mua thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu cơ bản”, David Malpass, Chủ tịch WB, cho biết.

Indonesia, quốc gia Hồi giáo, phụ thuộc nhiều vào kiều hối từ Trung Đông, nơi đang phải chịu cảnh dư thừa dầu và giá dầu thấp lịch sử.

Khoảng 43% tổng số kiều hối của Indonesia đến từ công nhân của họ tại các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả-Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả-Rập Thống nhất (UAE).

WB nhấn mạnh tầm quan trọng của kiều hối ở châu Á.

"Tại một số quốc gia trong khu vực này, hơn 3/4 hộ nghèo dựa vào kiều hối để bổ sung thu nhập. Một phần đáng kể hộ gia đình ở các nước Đông Á và Thái Bình Dương có thể gặp nguy hiểm khi nguồn thu nhập quan trọng này sụt giảm trong giai đoạn hiện nay của cuộc khủng hoảng”, WB cho biết.

Các quốc gia Nam Á - đặc biệt là Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh - cũng phụ thuộc nhiều vào kiều hối nước ngoài.

WB ước tính kiều hối đổ vào Nam Á sẽ giảm 22%, xuống còn 109 tỷ USD vào năm 2020, sau khi tăng 6.1% vào năm 2019.

Abu Hyder, một tài xế Uber nhập cư người Bangladesh ở Queens, New York, nói anh sẽ không thể gửi bất kỳ khoản tiền nào cho cha mẹ trong đợt lễ Ramadan này lần đầu tiên sau 12 năm.

"Tôi bị sốc nặng và điều tệ hơn là tôi không biết khi nào có thể gửi lại tiền cho họ", anh nói.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã tạo ra một số vấn đề chưa được biết đến trước đây. Chẳng hạn, ngay cả khi một công nhân nhập cư có tiền gửi về nhà thì cũng có thể không tìm được nơi chuyển tiền mở cửa để phục vụ họ.

"Chúng tôi thấy rằng các gia đình nhận kiều hối phụ thuộc vào nguồn tiền này cho ít nhất 50% thu nhập hộ gia đình. Mất khoản thu nhập đó rõ ràng tác động lớn đến gia đình họ", Michael Newson, chuyên gia cao cấp về phát triển con người và di động lao động của Tổ chức Di cư Quốc tế, nói.

"Việc các gia đình nghèo không đủ khả năng lo mọi thứ chỉ là vấn đề thời gian. Kiều hối cung cấp các phương tiện sinh kế cơ bản, mua thực phẩm, nơi ở, quần áo, thuốc men, chăm sóc sức khỏe và gửi trẻ em đến trường. Kiều hối có thể ảnh hưởng đến 1/3 hoặc phân nửa nhân loại. Đây không phải là một thay đổi hay vấn đề nhỏ", Dilip Ratha, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách mảng di cư và kiều hối tại WB, cho biết.

WB cảnh báo thêm: "Triển vọng kiều hối vẫn bất ổn. Trước đây, kiều hối có tính ngược chu kỳ, trong đó công nhân gửi nhiều tiền về nhà hơn trong thời kỳ khủng hoảng và khó khăn. Nhưng lần này, đại dịch ảnh hưởng đến tất cả quốc gia, tạo thêm sự bất ổn".

Nhã Thanh (Theo IBTimes)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98