Những cổ phiếu hạ ‘knock-out’ tự doanh công ty chứng khoán

08/05/2020 08:56
08-05-2020 08:56:52+07:00

Những cổ phiếu hạ ‘knock-out’ tự doanh công ty chứng khoán

Có cổ phiếu khiến tự doanh của khối công ty chứng khoán (CTCK) lỗ cả trăm tỷ đồng trong quý 1/2020.

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), thị trường chứng khoán đã chứng kiến đợt sụt giảm mạnh. Trong vòng 2 tháng, VN-Index giảm 33% về mức đáy 662 điểm (từ 31/01 - 30/03.) Những phiên giảm tới 5 - 6% dần trở nên bình thường với nhà đầu tư. Thế nhưng, cú sụt giảm này đã có tác động mạnh tới các nhà đầu tư chứng khoán, không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mà thậm chí, ngay cả khối tự doanh chuyên nghiệp của các CTCK.

Trong mùa báo cáo tài chính quý 1/2020, hàng loạt CTCK báo lỗ tự doanh trong quý. Có khối tự doanh của công ty lỗ tới hơn 300 tỷ đồng. Theo giải trình của các CTCK, do thị trường chịu ảnh hưởng xấu từ dịch Covid-19 là nguyên nhân chính khiến danh mục tự doanh giảm mạnh. Tới cuối kỳ, danh mục tài sản ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) của nhiều CTCK bị đánh giá giảm mạnh. Bên cạnh đó là những khoản cắt lỗ trong kỳ.

20 CTCK lỗ tự doanh nặng nhất quý 1/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý 1 của các CTCK

Vậy, đâu là những cổ phiếu đã knock-out khối tự doanh của CTCK trong quý 1?

Trong danh mục tự doanh của CTCK FPT (FPTS, HOSE: FTS), cổ phiếu MSH ghi nhận khoản đánh giá giảm gần 136 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính khiến FPTS báo lỗ tự doanh xấp xỉ 134 tỷ đồng. Đáng nói MSH là cổ phiếu chủ lực, có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tự doanh cổ phiếu của FPTS. Nhờ MSH tăng mạnh mà FPTS ghi lãi sau thuế hơn 205 tỷ đồng và vượt kế hoạch năm 2019 chỉ trong 2 quý đầu năm. Sau đó, Công ty đã có động thái đăng ký bán chốt lời đối với cổ phiếu này, tuy nhiên, đều không bán được như ý. Kết quả là MSH đã biến từ "công thần" trở thành "tội đồ" của FPTS.

KHÓA HỌC ONLINE

Chứng khoán Cơ bản

  • Khai giảng: 25/5/2020
  • Ưu đãi 50% ++

Hotline: 0908 16 98 98

>>Đăng ký ngay

Trong khi đó, ROS là khoản tự doanh có giá trị lỗ lớn nhất nhì khối CTCK trong quý 1. CTCK BOS (ART) ghi nhận khoản đánh giá lại hơn 25.4 tỷ đồng và đã cắt lỗ 109.5 tỷ đồng với cổ phiếu này trong quý 1. Như vậy, chỉ riêng ROS đã khiến tự doanh của ART lỗ tới gần 135 tỷ đồng.

DIG lại là cú đòn đau với VDS. Công ty phải đánh giá giảm hơn 59 tỷ đồng với cổ phiếu này vào thời điểm cuối quý 1. Chỉ riêng khoản đánh giá giảm này đã chiếm tới hơn nửa khoản mục chênh lệch đánh giá giảm danh mục FVTPL của VDS trong quý 1. Trong kỳ này, VDS lỗ tự doanh tới gần 104.5 tỷ đồng.

Tự doanh của CTCK SSI chịu ít nhất 2 “cú đòn” là DBCHPG. Cụ thể, DBC khiến tự doanh của SSI lỗ gần 35 tỷ đồng. Trong đó, Công ty đã cắt lỗ gần 7 tỷ đồng và đánh giá giảm gần 28 tỷ đồng. Còn HPG, Công ty phải cắt lỗ gần 7 tỷ đồng và đánh giá giảm hơn 40.3 tỷ đồng với mã này.

Một trường hợp khác là PVP, trở thành khoản tự doanh lỗ nặng nhất của VCBS khi bị đánh giá giảm gần 43 tỷ đồng.

Một số cổ phiếu thì xuất hiện trong danh mục của nhiều CTCK và kéo giảm mảng tự doanh của các công ty này. Điển hình như FPT, cổ phiếu công nghệ này đã khiến SSI đánh giá giảm gần 77 tỷ đồng, FPTS đánh giá giảm hơn 6.2 tỷ đồng, BSI đánh giá giảm hơn 8.5 tỷ đồng.

Trong khi đó, MBB được SSI đánh giá giảm gần 19 tỷ đồng trong khi VDS ghi nhận khoản đánh giá giảm gần 6 tỷ đồng.

MWG cũng khiến SSI phải đánh giá giảm tới 40.5 tỷ đồng và TVS đánh giá giảm hơn 4.5 tỷ đồng.

Một mã khác là ACB có mặt trong danh mục của VDSTVS. Mã này khiến hai công ty kể trên lần lượt phải ghi đánh giá giảm hơn 13.2 tỷ đồng và 19.4 tỷ đồng.

Soi các khoản lỗ FVTPL của các CTCK lỗ nặng tự doanh
Nguồn: Người viết tổng hợp

Vẫn còn nhiều khoản tự doanh khác với con số lỗ không quá lớn. Song, các khoản lỗ nhỏ như vậy cũng góp phần kéo lợi nhuận của khối CTCK nói chung và khối tự doanh nói riêng suy giảm không ít trong quý.

Cũng cần lưu ý một điểm, hầu hết các khoản lỗ tự doanh đều đang ghi nhận ở mục đánh giá giảm, nghĩa là các CTCK vẫn đang nắm giữ. Do vậy, rất có thể các mã này sẽ lại “lấy công chuộc tội” với lợi nhuận của CTCK nếu hồi phục lại trong quý 2.

Chí Kiên

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (14)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vietnam Airlines tăng trưởng doanh thu hơn 30% trong năm ngoái, quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc

Trong năm 2023, Vietnam Airlines báo cáo doanh thu hợp nhất từ hoạt động kinh doanh chính đạt 92,231 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 3,885 tỷ đồng. Các kết quả này đều cải...

Vượt lên tình hình khó khăn thế giới, Viettel Global tăng trưởng bứt phá

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã qua kiểm toán. Theo đó, cả doanh thu và lợi nhuận...

IDI kế hoạch lãi sau thuế 2024 gấp 3 lần

Sau một năm kinh doanh không như kỳ vọng, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng trưởng nhảy vọt.

Chủ tịch VNDIRECT gửi tâm thư về sự cố hệ thống bị hacker tấn công

Mới đây, bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) đã gửi đi tâm thư nói về sự cố tấn công mạng làm gián đoạn, ngừng trệ giao dịch tại VND...

Một cổ phiếu bất động sản tăng vọt hơn 20% từ đầu năm, kế hoạch lãi tăng 41%

Hưởng lợi từ hai dự án lớn, giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) tăng nóng hơn 20% từ đầu năm. Công ty đặt kế hoạch lãi ròng 2024 đạt 199 tỷ đồng, tăng...

Phó Tổng GVR: Giá cao su vẫn sẽ ở mức cao ít nhất đến tháng 5, 6

Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1, ông Trần Thanh Phụng - Phó Tổng Giám đốc GVR đã có những chia sẻ về tình hình giá cao su tăng mạnh gần đây và dự báo về giá cao...

ĐHĐCĐ Nam A Bank: Mục tiêu lãi trước thuế 4,000 tỷ, chia cổ tức 25%

Sáng ngày 29/03/2024, tại Đà Lạt, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng...

GVR: Xấp xỉ 25,000ha đất cao su được chuyển đổi, bổ sung 650ha đất cho 3 khu công nghiệp

Ngoài thông qua nội dung các tờ trình, ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) diễn ra sáng 29/03 còn đáng chú ý...

FPT quyết tâm vươn tầm "world class", mục tiêu 5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài vào 2030

CTCP FPT (HOSE: FPT) đặt mục tiêu 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030. Đồng thời thể hiện quyết tâm nâng tầm, vượt...

MBS hé lộ kết quả kinh doanh quý 1 tăng ít nhất 30%

CEO MBS cho biết các chỉ tiêu kinh doanh quý 1 của Công ty đạt được khá tích cực với mức tăng trưởng tối thiểu 30% so với cùng kỳ năm trước.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98