Ông Trần Đình Thiên: 'Nên cứu doanh nghiệp lớn hậu Covid-19'

15/05/2020 16:34
15-05-2020 16:34:39+07:00

Ông Trần Đình Thiên: 'Nên cứu doanh nghiệp lớn hậu Covid-19'

Giữa lựa chọn cứu doanh nghiệp nhỏ và vừa hay doanh nghiệp lớn, ông Trần Đình Thiên cho rằng nên tập trung những trụ cột để nền kinh tế sang thể trạng mới.

Tại buổi hội thảo "Làm gì để kinh tế Việt Nam phát triển sau đại dịch" ngày 15/5, TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, nói rằng sức bật của nền kinh tế sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng "đứng dậy" của bộ phận doanh nghiệp, nhưng có thể không phải là tất cả doanh nghiệp.

96% số doanh nghiệp hiện tại là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, không có tính kết nối chuỗi. Cấu trúc kinh tế này, theo ông Thiên, khiến Việt Nam khó phục hồi, khó đạt được trạng thái "bình thường mới".

"Với nguồn lực có hạn của nền kinh tế phải lựa chọn phân bổ sao cho hợp lý. Trong bối cảnh hiện nay, câu hỏi đặt ra là chúng ta nên cứu nhóm doanh nghiệp nào, hỗ trợ các doanh nghiệp lớn hay cứu bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ", TS Thiên đặt câu hỏi.

Theo ông, việc hỗ trợ nên tập trung những doanh nghiệp tạo ra hiệu quả và mang tính trụ cột của nền kinh tế. Đại dịch có thể là cơ hội để nền kinh tế thay đổi, bước sang một trạng thái mới, với một thể trạng mới.

Ông Trần Đình Thiên tại buổi sinh hoạt chuyên đề sáng 15/5. Ảnh: Minh Sơn.

"Hãy xem đây là cơ hội thay máu kinh tế. Chúng ta nên giành nguồn lực thỏa đáng cho bộ phận mang lại hiệu quả", nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nhận xét. Đồng thời ông nói thêm, một phần nguồn lực cũng nên sử dụng để khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo ra một bộ phận doanh nghiệp mới.

Với những doanh nghiệp nhỏ, ông Thiên cho rằng đặc tính của bộ phận này là sự linh hoạt. Mặc dù số lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ dừng hoạt động lớn, nhưng nhóm này thực tế là "không chết hẳn" mà có thể chuyển sang một dạng mới, thích nghi với sự biến động. 

Nói về trạng thái "bình thường mới" của nền kinh tế cũng như toàn cầu, ông Thiên cho rằng Covid-19 chỉ là yếu tố kích thích sự thay đổi cấu trúc chuỗi giá trị trở nên nhanh và khốc liệt hơn. Với Việt Nam, việc nhìn ra những sự thay đổi này sẽ là "cơ", còn ngược lại là "nguy". Chuyên gia này lo ngại nếu sử dụng tư duy cũ theo kiểu nhặt nhạnh, không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Việt Nam có thể bỏ lỡ những cơ hội lớn.

Lấy ví dụ về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đã trải qua ba năm liên tiếp tăng trưởng tốt, trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn ngoại trong bối cảnh cuộc chiến thương mại leo thang. Tuy nhiên, ông Thiên cho rằng sự chuyển động gần đây đang bộc lộ nhiều "nguy" hơn là "cơ". 

Năm 2019, số lượng dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh nhưng tổng số vốn đăng ký đầu tư mới lại giảm. Điều này cho thấy dòng vốn dịch chuyển là từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tránh ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Nhưng các dự án này đa phần có quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ thấp, và tạo áp lực cạnh tranh đối với chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. 

Có một thực tế là Việt Nam có thặng dư thương mại với Mỹ rất lớn nhưng cũng thâm hụt thương mại từ Trung Quốc khá cao. Ông Thiên đặt câu hỏi: "Liệu Việt Nam có trở thành điểm trung chuyển, là cửu vạn cho những dòng chảy thương mại nhằm né thuế". Do đó, theo ông Thiên, điều quan trọng là cần những chính sách đón đầu nhưng phải chọn lọc kỹ lưỡng. 

Minh Sơn

Vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Sáng 20/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng...

14 trạm BOT lọt vào tầm ngắm giám sát công tác quản lý doanh thu thu phí

Có 14 trạm thu phí BOT tại nhiều tuyến đường sẽ lọt vào tầm ngắm giám sát về công tác quản lý vận hành trạm thu phí, công tác thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ.

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98