PMI tháng 4 giảm mạnh còn 32.7 điểm

04/05/2020 09:59
04-05-2020 09:59:54+07:00

PMI tháng 4 giảm mạnh còn 32.7 điểm

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (Purchasing Managers’ Index - PMI) của Việt Nam còn 32.7 điểm trong tháng 4, giảm mạnh so với 41.9 điểm trong tháng 3, cho thấy một tháng suy giảm kỷ lục của sức khỏe lĩnh vực sản xuất. Các điều kiện kinh doanh đã xấu đi hơn trong suốt ba tháng qua.

COVID-19 ảnh hưởng nặng nhất lên sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản xuất. Cả hai tham số này đều giảm nghiêm trọng trong tháng 4 khi các đơn hàng bị hủy và các công ty ngừng hoạt động. Mức giảm của tổng số lượng đơn đặt hàng mới không mạnh bằng mức giảm của riêng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới, cho thấy ảnh hưởng của virus lên các thị trường trên thế giới.

Trong điều kiện như vậy, tình trạng giảm được ghi nhận ở cả ba lĩnh vực được khảo sát, dẫn đầu là lĩnh vực sản xuất hàng hóa trung gian.

Việc thiếu các đơn đặt hàng mới dẫn đến giảm mạnh lượng công việc tồn đọng. Khối lượng công việc giảm khiến các nhà sản xuất giảm lực lượng lao động, có một số báo cáo cho thấy tình trạng nhân viên nghỉ việc. Mức độ giảm việc làm là mạnh nhất từng được ghi nhận, và đây là tháng thứ hai liên tiếp mức thấp mới được ghi nhận.

Hoạt động mua hàng cũng giảm với mức độ đáng kể do số lượng đơn đặt hàng mới giảm, nhu cầu sản xuất giảm và các công ty ngừng hoạt động. Kết quả là tồn kho hàng mua giảm mạnh. Tồn kho thành phẩm cũng giảm, mặc dù mức độ giảm chậm hơn so với tháng 3.

Trong khi đó, tình trạng nhập khẩu hàng hóa khó khăn, khan hiếm nguyên vật liệu và những trở ngại đi lại khiến thời gian giao hàng của nhà cung cấp bị kéo dài thêm nhiều nhất kể từ khi hoạt động khảo sát bắt đầu vào tháng 3/2011.

Giá cả đầu vào trong tháng 4 giảm lần đầu tiên trong 16 tháng, với mức giảm đáng kể và là nhanh nhất kể từ tháng 9/2015. Chi phí đầu vào giảm do thiếu nhu cầu hàng hóa đầu vào và giá dầu giảm.

Với chi phí đầu vào giảm, các công ty sản xuất tiếp tục giảm giá cả đầu ra, từ đó kéo dài thời kỳ giảm hiện nay thành ba tháng. Tốc độ giảm gần đây nhất là mạnh và nhanh nhất trong lịch sử khảo sát, tương đương tốc độ giảm trong tháng 6/2012.

Lần đầu tiên trong lịch sử khảo sát tính đến thời điểm này, các công ty có thái độ tiêu cực về triển vọng sản xuất trong năm tới. Tâm lý kinh doanh xấu đi khi có những lo ngại ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 có thể kéo dài. Khoảng 40% số người trả lời khảo sát cho rằng triển vọng tiêu cực trong tháng 4.

Bình luận về kết quả khảo sát mới đây, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, nói:

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam mới nhất cho thấy ảnh hưởng nặng nề mà đại dịch COVID-19 và những nỗi lực ngăn chặn sự lây lan của nó gây ra cho lĩnh vực sản xuất Việt Nam. Dữ liệu tháng 4 cho thấy mức giảm chưa từng có của lĩnh vực sản xuất, dẫn đầu là sự suy giảm của sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới. Tháng 4 có là tháng suy thoái tồi tệ nhất hay không sẽ tùy thuộc cách các công ty và khách hàng phản ứng với sự nới lỏng phong tỏa và mở cửa lại các doanh nghiệp đã tạm thời bị đóng cửa”.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam (The Nikkei Vietnam Manufacturing PMI) dựa theo dữ liệu khảo sát hàng tháng được gửi đến các nhà quản trị mua hàng của hơn 400 doanh nghiệp ngành công nghiệp (industrial companies). Bảng dữ liệu được phân loại theo GDP và quy mô lực lượng lao động doanh nghiệp. Lĩnh vực sản xuất (manufacturing sector) được chia thành 8 mảng: Kim loại (basic metals), hóa chất và nhựa (chemicals & plastics), điện và quang học (electrical & optical), thực phẩm và đồ uống (food & drink), kỹ thuật cơ khí (mechanical engineering), dệt và may mặc (textiles & clothing), giấy và gỗ (timber & paper), vận chuyển (transport).

Gia Nghi

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Kinh tế Việt Nam – Sức ép từ bất ổn bên ngoài đến những khó khăn nội tại

Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng đột phá hơn trong năm 2025. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành mục tiêu đề ra, cũng cần lường trước những bất ổn, khó khăn...

Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm khó khăn cho dự án điện năng lượng tái tạo trước tháng 2/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện tái tạo trước ngày 31/1/2025 để tránh lãng phí nguồn vốn đã đầu tư và bổ sung được...

Bộ GTVT dự kiến giải ngân 87.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm 2025

Bộ GTVT đã xây dựng kế hoạch đầu tư công của năm 2025 và tổng kế hoạch vốn sẽ cần phải giải ngân rơi vào khoảng 87.000 tỷ đồng.

Nhiều cục, vụ thuộc Bộ Công Thương sẽ hợp nhất và có tên gọi mới

Ngày 12-12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, theo đó dự kiến hợp nhất nhiều cục, vụ.

Chính phủ yêu cầu tăng tốc, bứt phá để đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu, mục tiêu của năm 2024

Tại Nghị quyết số 233/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2024, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương vừa tăng tốc, bứt phá để quyết tâm đạt và...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Muốn vươn mình thì bộ máy phải tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Việc sắp xếp, hợp nhất hai Bộ: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, đồng bộ về mặt chính sách, thúc đẩy phát triển khoa học...

Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 là là 6.5%

Chiều 10/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025; trong đó đặt mục tiêu tốc độ tăng tổng sản...

TP Hồ Chí Minh phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 8.500 USD trong 2025

Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn trên 10%; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 8.500 USD trong năm 2025.

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam được điều chỉnh lên mức 6,4% so với dự báo trước đây là 6.0% trong năm 2024; lên mức 6.6% so với mức 6.2% trong năm 2025.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98