Sau Argentina, Ecuador, Lebanon, quốc gia nào có nguy cơ vỡ nợ?

18/05/2020 15:44
18-05-2020 15:44:56+07:00

Sau Argentina, Ecuador, Lebanon, quốc gia nào có nguy cơ vỡ nợ?

Giữa lúc đại dịch Covid-19 vẫn còn chưa có dấu hiệu chấm dứt, một quốc gia phụ thuộc nặng vào du lịch chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Cùng với núi nợ khổng lồ và chính sách tài khóa yếu ớt, đây quả là một công thức dẫn tới thảm họa tài chính.

Ba quốc gia đã vợ nợ trong năm nay: Argentina, Ecuador và Lebanon – một kỷ lục buồn và có thể sẽ còn có thêm nhiều quốc gia khác vỡ nợ trong năm nay.

* Argentina, quốc gia đầu tiên vỡ nợ và các nước có nguy cơ vỡ nợ vì COVID-19

Theo Fitch Ratings, ngày càng nhiều quốc gia có nguy cơ vỡ nợ.

Trong năm nay, Fitch Ratings đã hạ bậc tín nhiệm đối với nợ của 29 quốc gia, 8 trong số này có nợ bị xếp hạng ở bậc siêu đầu cơ “C”, có nghĩa là có nguy cơ vỡ nợ cao. Hãng xếp hạng tín nhiệm này cũng cho biết nhiều quốc gia khác có nguy cơ bị hạ bậc tín nhiệm.

Nguy hiểm nhất về phương diện nợ công là 4 quốc gia châu Phi: Gabon, Mozambique, Cộng Hòa Congo và Zambia. Ba quốc gia có nguy cơ bị tụt xuống hạng “C” là El Salvador, Iraq và Sri Lanka.

Trung bình, tỷ lệ vỡ vợ đối với những quốc gia bị xếp bậc “C” là 26.5% trong 25 năm qua, Fitch cho biết. Và những quốc gia này thường rơi vào tình trạng vỡ nợ nhanh chóng. Xét trung bình, chỉ cần 7 tháng để quốc gia có bậc “C” rơi vào trạng thái vỡ nợ.

Rắc rối ngày một chồng chất trong những năm gần đây. Trong 5 năm qua, tỷ lệ vỡ nợ ở những quốc gia có mức tín nhiệm nợ xấu nhất tăng lên 38.5%. Chỉ có 5 quốc gia bị xếp hạng “C” tránh được vỡ nợ.

Kế tiếp sẽ là “ai”?

Nằm trong số quốc gia có nguy cơ vỡ nợ lớn nhất là những quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa, nhất là dầu mỏ. Giá năng lượng đã rớt mạnh vì thực tế, chẳng có ai đi du lịch giữa đại dịch. Nhu cầu dầu thấp đến nỗi một số nhà sản xuất đã hết chỗ chứa dầu và thậm chí, có lúc giá dầu xuống ngưỡng âm và chẳng có ai mong muốn nhận dầu. Càng làm tình hình thêm tệ là cuộc chiến giá giữa Ả-rập Xê-út và Nga, mặc dù các đợt cắt giảm sản lượng gần đây đã góp phần ổn định giá dầu phần nào.

Dù vậy, nhiều quốc gia sản xuất dầu vẫn đang trong trạng thái khỏe mạnh. Các quốc gia có nguy cơ vỡ nợ cao nhất đang mắc nhiều vấn đề về nền tảng và giá dầu lao dốc đã đẩy họ rơi vào tình trạng nguy cấp. Một số vấn đề như lãi suất cao và dự trữ tiền mặt thấp.

Vũ Hạo (Theo CNN)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98