Sự bùng nổ và suy tàn của các rạp chiếu phim tại Mỹ

29/05/2020 08:52
29-05-2020 08:52:52+07:00

Sự bùng nổ và suy tàn của các rạp chiếu phim tại Mỹ

Rạp chiếu phim đã xuất hiện trên thế giới hơn 100 năm qua. Trong những năm trở lại đây, tốc độ phát triển của ngành công nghiệp này tại Mỹ đang chững lại.

Vào cuối thế kỷ 19, những rạp phim đầu tiên được dựng trong các túp lều di động. Những thước phim đen trắng vào thời điểm đó thường tái hiện lại hình ảnh sinh hoạt hàng ngày của công nhân. Ảnh: Getty.
Rạp phim đầu tiên được xây dựng cố định ở Mỹ có tên là Tally, khai trương vào đầu tháng 4/1902 tại thành phố Los Angeles, bang California. Vào đầu thế kỷ 20, mỗi rạp chỉ có một phòng chiếu. Ảnh: Getty.
Trước giai đoạn những năm 1920, các rạp chiếu thường được xem như hình thức giải trí rẻ tiền. Tuy nhiên, nhiều chủ rạp muốn thay đổi quan niệm này nên đã khiến chúng trở nên lộng lẫy với những nội thất xa hoa, tinh xảo. Ảnh: Getty.
Những rạp phim ngoài trời ra đời vào đầu những năm 1930. Mô hình này trở thành một dấu ấn văn hóa tại Mỹ trong những năm 1950. Ảnh: Getty.
Rạp có 2 phòng chiếu đầu tiên ở Mỹ được khai trương trong một trung tâm thương mại vào năm 1963 tại thành phố Kansas, bang Missouri. Kể từ đó, các rạp nhiều phòng chiếu dần trở nên phổ biến khắp nước Mỹ. Ảnh: Getty.
Suốt thập niên 1990, đi xem phim ở rạp trong những trung tâm thương mại dường như là một hoạt động giải trí không thể thiếu đối với người Mỹ. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, các rạp phim đang cho thấy dấu hiệu chững lại. Theo Bloomberg, lượng khách đến rạp tại Mỹ đã giảm 5,8% trong năm 2017, mức thấp nhất kể từ năm 1992. Mặc dù những bộ phim bom tấn của Marvel liên tiếp lập kỷ lục, sự quan tâm của khán giả dành cho các rạp phim đã sụt đi đáng kể. Ảnh: Reuters.
Cùng với đó, sự ra đời của hàng loạt nền tảng xem phim trực tuyến như Netflix, Hulu, hay Amazon Prime càng khiến người dân ít ra rạp hơn. Thậm chí các nền tảng này tự sản xuất ra những bộ phim danh tiếng, có khả năng tranh cử giải Oscar. Ảnh: Shutterstock.
Đại dịch Covid-19 buộc các rạp chiếu phải tạm thời đóng cửa và không biết có bao nhiêu rạp sẽ hoạt động trở lại khi dịch bệnh qua đi. Những ông lớn ngành công nghiệp này như AMC, Regal và Cinemark chưa biết phải làm gì với các bộ phim bom tấn trong mùa hè 2020. Ảnh: Getty.
Business Insider nhận định rằng nếu đại dịch tiếp tục kéo dài trong những tháng hè 2020, nhiều rạp chiếu phim trên khắp nước Mỹ có thể phải ngưng hoạt động vĩnh viễn. Ảnh: Getty.
Điểm sáng hiếm hoi trong thời gian giãn cách xã hội này là những rạp phim ngoài trời đang chứng kiến mức tăng trưởng đáng kinh ngạc. Ảnh: Getty.

Minh Đức

ZING







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98