Thái Lan lạc quan về nền kinh tế sau khi khôi phục hoạt động sản xuất

08/05/2020 22:00
08-05-2020 22:00:00+07:00

Thái Lan lạc quan về nền kinh tế sau khi khôi phục hoạt động sản xuất

Thủ tướng Thái Lan cho rằng nếu những cơ sở làm việc mở cửa trở lại thì sẽ có hoạt động tuyển dụng lao động và chi trả tiền lương và sự phục hồi nền kinh tế sẽ diễn ra.

Nhân viên của một trung tâm thương mại ở thủ đô Bangkok kiểm tra thân nhiệt của người vào tòa nhà. (Ảnh: Ngọc Quang/TTXVN)

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 8/5 đã bày tỏ lạc quan rằng nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này sẽ cải thiện khi các ngành kinh doanh mở cửa trở lại và tuyển dụng lao động, trong khi du lịch được nối lại cùng với các biện pháp mang lại niềm tin cho du khách về sự an toàn sức khỏe.

Thủ tướng Prayut đưa ra bình luận nói trên khi nói về bước tiếp theo trong quá trình nới lỏng biện pháp phong tỏa toàn quốc được áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Chính phủ Thái Lan đã lên kế hoạch cho 4 giai đoạn nới lỏng, dự kiến kéo dài trong vòng hai tháng, để hoàn toàn mở lại các hoạt động với điều kiện số lượng ca mắc COVID-19 mới được kiểm soát.

Thái Lan bắt đầu giai đoạn 1 của tiến trình nới lỏng phong tỏa từ ngày 3/5, mặc dù Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm ban đêm vẫn còn hiệu lực cho tới hết tháng 5/2020.

Giai đoạn 2 của tiến trình này dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 17/5 nếu số ca mắc COVID-19 mới không tăng.

Truyền thông sở tại cho biết Thủ tướng Prayut cho rằng nếu những cơ sở làm việc mở cửa trở lại thì sẽ có hoạt động tuyển dụng lao động và chi trả tiền lương, đồng thời nếu các nhà máy mở cửa trở lại và tuyển dụng lao động thì sự phục hồi sẽ bắt đầu diễn ra.

Theo ông Prayut, ngành du lịch, các điểm đến du lịch và khách sạn sẽ được cải thiện để du khách có niềm tin và trở lại Thái Lan. Quốc gia này sẽ quan tâm đặc biệt đến y tế cộng đồng và việc nối lại các hoạt động sẽ diễn ra từ từ.

Thủ tướng Prayut đề nghị người dân kiên nhẫn và có thái độ giúp đỡ, đồng thời tuân thủ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh vì đợt lây nhiễm mới sẽ mang lại những rắc rối to lớn hơn.

Trong khi chưa biết đại dịch COVID-19 sẽ kéo dài bao lâu, điều then chốt là đưa Thái Lan trở thành một nơi an toàn càng sớm càng tốt.

Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Thái Lan đã đề xuất đưa Trung Quốc và Hàn Quốc ra khỏi danh sách những khu vực dịch bệnh nguy hiểm, nhưng những người đến từ hai nước này vẫn phải chịu sự kiểm soát y tế nghiêm ngặt.

Cho đến nay, Thái Lan vẫn duy trì được xu hướng tăng các ca mắc COVID-19 theo ngày ở mức 1 con số, với 8 ca mới ghi nhận ngày 8/5 được phát hiện từ việc xét nghiệm phòng ngừa ở địa phương và trong số những người di cư được cách ly.

Như vậy, tính đến ngày 8/5, Thái Lan có tổng cộng 3.000 bệnh nhân COVID-19 tại 68/77 tỉnh thành, trong đó có 55 trường hợp tử vong.

Thủ đô Bangkok là địa phương có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất, với 1.699 bệnh nhân, tiếp theo là khu vực miền Nam với 716 bệnh nhân, đồng bằng miền Trung với 380 bệnh nhân, vùng Đông Bắc với 111 bệnh nhân và miền Bắc với 94 bệnh nhân.

Thái Lan đã chữa khỏi cho 2.784 bệnh nhân COVID-19, chiếm tỷ lệ 92,8%.

Ngọc Quang

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98