Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi thực hiện chính sách tài chính thời chiến

25/05/2020 16:06
25-05-2020 16:06:00+07:00

Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi thực hiện chính sách tài chính thời chiến

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hối thúc việc nhanh chóng giải ngân các khoản ngân sách bổ sung, khẳng định Hàn Quốc vẫn còn dư địa cho một chính sách tài khóa mở rộng hơn.

* Mỗi người dân Hàn Quốc phải gánh khoản nợ hơn 12.000 USD

* Kinh tế Hàn Quốc có quý sụt giảm tồi tệ nhất từ Đại suy thoái 2008

Người dân di chuyển trên đường phố tại Seoul, Hàn Quốc ngày 10/5/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 25/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in kêu gọi thực hiện một chính sách tài chính năng động như trong thời chiến để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh COVID-19 gây ra.

Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh người dân Xứ sở Kim chi lo ngại về năng lực tài chính của Hàn Quốc.

Phát biểu tại một cuộc họp về chiến lược tài chính quốc gia thường niên, Tổng thống Moon Jae-in nhấn mạnh hiện chưa thể dự đoán về việc nền kinh tế toàn cầu chạm đáy và thế giới đang trải qua tình huống kinh tế cấp bách như trong thời kỳ xảy ra chiến tranh. Ông nhấn mạnh cần phải huy động toàn bộ khả năng tài chính của chính phủ.

Tổng thống Moon Jae-in cũng đồng thời hối thúc việc nhanh chóng giải ngân các khoản ngân sách bổ sung, khẳng định Hàn Quốc vẫn còn dư địa cho một chính sách tài khóa mở rộng hơn.

Ông lưu ý tỷ lệ nợ công của Hàn Quốc ở mức 41% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tính cả hai khoản ngân sách bổ sung trước đây để giảm thiểu những tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế. Tỷ lệ nợ trung bình so với GDP của các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khác mà Hàn Quốc là thành viên là 110%.

Liên quan đến dịch COVID-19, Hàn Quốc dự kiến áp dụng hệ thống quét mã QR tăng cường phòng dịch COVID-19.

Sau vụ lây nhiễm tập thể từ ổ dịch khu Itaewon (quận Yongsan, thủ đô Seoul), các ca nhiễm COVID-19 mới tại Hàn Quốc liên tục gia tăng, chủ yếu liên quan đến các phòng "coin karaoke" (phòng karaoke thanh toán bằng cách đút tiền xu thẳng vào máy) hay quán bar.

Chính phủ Hàn Quốc đã lập danh sách 9 địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao, trong đó có quán rượu, tụ điểm ăn nhậu, phòng karaoke, phòng tập thể dục thể thao.

Các quán "coin karaoke" sẽ bị đóng cửa từ ngày 25/5 - 7/6 và những trường hợp không tuân thủ, gồm cả chủ sở hữu và khách sử dụng dịch vụ, đều bị phạt hành chính đến 3 triệu won (hơn 2.400 USD) theo Luật phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.

Bên cạnh đó, do có nhiều ý kiến cho rằng công tác ghi danh sách người ra vào các địa điểm vui chơi không đảm bảo được tính chính xác, nên chính quyền các địa phương dự kiến bắt đầu từ tháng Sáu sẽ ứng dụng hệ thống điện tử quét mã QR trên điện thoại.

Chính quyền nhiều địa phương tại Hàn Quốc như thủ đô Seoul, tỉnh Gyeonggi, thành phố Incheon, thành phố Daegu đã ban lệnh cấm người dân tụ tập tại các quán rượu, phòng karaoke và chuẩn bị ứng dụng hệ thống điện tử quét mã QR trên điện thoại để lưu danh sách người ra vào các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm virus COVID-19 cao.

Cơ quan phòng dịch cho biết chỉ thu thập thông tin cá nhân tối thiểu cần thiết cho công tác điều tra dịch tễ và sẽ mã hóa và xóa tự động các thông tin này sau 4 tuần.

Trong khi đó, nhiều nhà máy sản xuất tại nước ngoài của các tập đoàn lớn như Samsung và LG đã hoạt động trở lại sau thời gian dài buộc phải đóng cửa do dịch COVID-19 lan rộng toàn cầu.

Cụ thể, nhà máy sản xuất điện thoại di động của Công ty Điện tử Samsung tại thành phố Noida, Ấn Độ đã hoạt động trở lại từ ngày 7/5, nhà máy sản xuất đồ gia dụng cũng của công ty này tại thành phố Chennai từ ngày 14/5. Nhà máy sản xuất đồ điện gia dụng của Công ty Điện tử LG tại thành phố Pune và Noida cũng hoạt động trở lại lần lượt từ ngày 17 và 21/5 sau khi lệnh hạn chế di chuyển ở Ấn Độ kết thúc.

Các nhà máy của Samsung và LG đặt tại Mỹ và châu Âu cũng đã cho công nhân quay trở lại làm việc từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 khi lệnh hạn chế di chuyển ở các nước này được nới lỏng.

Trong một tin liên quan, 20 ngày sau khi Chính phủ hai nước Hàn-Trung đạt thỏa thuận miễn cách ly 2 tuần cho nhân viên Hàn Quốc khi nhập cảnh Trung Quốc sau khi có kết quả xét nghiệm âm tích với virus SARS-CoV-2, đã có hơn 1.000 nhân viên thuộc các tập đoàn lớn như Samsung, LG và SK tới Trung Quốc.

Tất cả đều là nhân viên liên quan tới các ngành công nghiệp chủ chốt của Hàn Quốc như chíp bán dẫn, màn hình và pin, tới Trung Quốc để giúp đẩy nhanh tốc độ sản xuất sau thời gian dài đình trệ do dịch COVID-19./.

Thúc Anh - Mạnh Hùng

Vietnam+







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

EU từ chối đối thoại kinh tế với Trung Quốc trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Lý do từ chối tổ chức cuộc họp với Trung Quốc mà EU đưa ra là cuộc gặp sẽ không tạo tiến triển trong giải quyết tranh chấp thương mại.

Goldman Sachs: Nhu cầu nhà ở Trung Quốc vẫn thấp hơn 75% so với mức đỉnh

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo nhu cầu nhà ở mới tại các thành phố sẽ duy trì ở mức thấp hơn 75% so với đỉnh năm 2017 trong những năm tới. Nguyên nhân chính...

Mỹ ký thỏa thuận chính thức giảm thuế quan cho hàng hóa của Anh

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ thuế quan đối với ngành hàng không vũ trụ của Anh xuống mức 0%, hạ thuế đối với ô tô nhập khẩu của Anh xuống mức 10% đối với...

Bài toán khó cho công suất pin mặt trời dư thừa ở Trung Quốc

Sau khi ghi nhận khoản thua lỗ đến 40 tỉ đô la hồi năm ngoái, các công ty pin mặt trời Trung Quốc kêu gọi chấm dứt cuộc chiến giá và tìm giải pháp cho tình trạng dư...

Khi tư pháp Mỹ can thiệp vào hành pháp

Những diễn biến bất ngờ liên quan đến chính sách thuế quan của Chính phủ Mỹ buộc nhiều người phải tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống tư pháp của nước này.

Ngành rượu Trung Quốc đang "tan nát" vì 3 cú sốc

Có điều gì đó thiếu vắng khi Kweichow Moutai, công ty rượu có giá trị lớn nhất thế giới, tổ chức cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 5. Những người tham dự không...

Các ngân hàng toàn cầu ráo riết săn lùng nhân tài tại Nhật Bản

Trong bối cảnh thị trường lao động tại Nhật Bản thuộc hàng khan hiếm nhất thế giới, các nhà tuyển dụng sẵn sàng giữ ứng viên trong phòng phỏng vấn nhiều giờ liền và...

Đâu là nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư?

Căng thẳng thương mại và thuế quan đang gia tăng đã vượt lên trở thành mối lo lắng hàng đầu của các nhà đầu tư toàn cầu, bỏ xa tất cả những rủi ro kinh tế khác...

Khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ cận kề

Những phát biểu của ông Trump và các quan chức trong tuần trước cho thấy hàng loạt kịch bản đang được cân nhắc khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ...

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98