Tranh cãi việc giảm phí trước bạ để 'cứu' thị trường ôtô

06/05/2020 15:11
06-05-2020 15:11:03+07:00

Tranh cãi việc giảm phí trước bạ để 'cứu' thị trường ôtô

Dù Bộ Tài chính phản đối, Bộ Công Thương vẫn muốn giảm phí trước bạ trong khi "liều thuốc" này được giới chuyên gia đánh giá, không đủ kích cầu thị trường.

* Bộ Tài chính phản hồi về chính sách thuế đối với công nghiệp hỗ trợ

* Bộ Tài chính phản đối giảm thuế động cơ, hộp số ôtô về 0%

Vi phạm cam kết quốc tế hay không

Nêu ý kiến mới đây, Bộ Tài chính phản đối việc giảm 50% lệ phí trước bạ, ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 như đề xuất ban đầu của Bộ Công Thương. Lý do là, nếu thông qua đề xuất này, Bộ Tài chính cho biết sẽ vi phạm cam kết quốc tế về không phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước với nhập khẩu.

Tuy nhiên, phản hồi sau đó, Bộ Công Thương vẫn giữ quan điểm muốn giảm, giãn các loại phí, thuế này. Đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) giải thích thêm, đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thấy rằng, một số thành viên WTO, ASEAN cũng có các biện pháp trợ cấp tương tự và vẫn được duy trì mà không gặp nhiều phản ứng từ các quốc gia khác.

Chẳng hạn, Philippines hiện áp dụng hình thức trợ cấp dựa trên năng lực sản xuất để khuyến khích thúc đẩy sản xuất trong nước. Tương tự, Myanmar cũng có chính sách tương tự. Năm 2018, Chính phủ nước này cấm nhập khẩu xe đã qua sử dụng và thúc đẩy sản xuất ôtô trong nước nhằm thu hút các hãng nước ngoài. Ngoài ra, để khuyến khích xe lắp ráp, Chính phủ miễn thuế hàng hóa đặc biệt và phí trước bạ, trong khi xe nhập vẫn bị áp những thuế, phí này.

Bên cạnh đó, thời gian áp dụng chính sách này cũng rất ngắn, chỉ hết năm 2020, và trong bối cảnh đặc biệt ảnh hưởng của dịch bệnh, nên khả năng bị các quốc gia vi phạm cam kết là hầu như không có.

Nội dung này hiện được Bộ Kế hoạch & Đầu tư - cơ quan được giao chủ trì xây dựng Nghị quyết tháo gỡ khó cho doanh nghiệp lấy ý kiến và chờ chỉ đạo của Chính phủ.

Xưởng sản xuất, lắp ráp thân vỏ của Nhà máy Ôtô Vinfast (Hải Phòng). Ảnh: Cao Tuấn

'Liều thuốc' giảm phí trước bạ

Đề xuất giảm 50% phí trước bạ với xe sản xuất, lắp ráp trong nước xuất phát từ nhu cầu sắm ôtô giảm liên tục từ đầu năm do Covid-19. 4 tháng qua lượng tiêu thụ xe đã giảm 40% và sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước giảm gần 24% so với cùng kỳ 2019. Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) dự báo tăng trưởng cả năm 2020 của ngành ôtô trong nước có thể giảm hơn 15% so với tính toán ban đầu. Giảm phí trước bạ không giúp giảm giá xe, nhưng sẽ giảm chi phí để xe lăn bánh, yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của người tiêu dùng.

Phí trước bạ hiện dao động 10-20% tùy địa phương. Chẳng hạn, tại Hà Nội, với mức phí 12%, một chiếc xe con trị giá 1 tỷ đồng, người mua sẽ phải trả 120 triệu đồng phí trước bạ, chưa gồm các loại phí khác như đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ, phí ra biển số... Giảm 50% phí trước bạ đến hết năm 2020, tức người mua tiết kiệm được 60 triệu đồng khi mua xe 1 tỷ.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp, để thị trường phục hồi như trước đại dịch sẽ mất rất nhiều thời gian nếu không có những chính sách kích cầu. Việc giảm 50% lệ phí trước bạ đến hết năm nay hay gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt trong 6 tháng sẽ giúp kích cầu.

Tổng giám đốc một doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe trong nước cho biết ủng hộ đề xuất giảm thuế, phí với ôtô. Theo ông, hiện hầu hết doanh nghiệp phải tự thân vận động. "Chính sách Nhà nước giống như bà đỡ và doanh nghiệp cũng rất cần. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lực kéo thị trường thì mới có thể cạnh tranh được", ông chia sẻ.

Đề xuất giảm 50% phí trước bạ ôtô, theo các chuyên gia, không dễ hiện thực hóa, cũng như kích thích thị trường ôtô sôi động trở lại.

Ông Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia cao cấp Học viện Tài chính nêu điểm đáng chú ý trong đề xuất của Bộ Công Thương, là chỉ giảm 50% phí trước bạn với xe lắp ráp, sản xuất trong nước, còn xe nhập khẩu thì vẫn giữ nguyên mức phí này. "Nếu đề xuất này được thông qua thì lập tức các doanh nghiệp nhập khẩu, các nước đối tác sẽ không ngồi yên, họ có thể đâm đơn kiện và như vậy không có lợi cho thị trường và các doanh nghiệp nói chung trong bối cảnh này", ông nêu.

Ông phân tích, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhiều hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đều có nguyên tắc thỏa thuận là các nước thành viên không phân biệt đối xử giữa hàng trong nước và nhập khẩu. WTO có một số điều khoản ngoại lệ cho việc phân biệt đối xử như trợ cấp cho nhà sản xuất nội địa, bảo hộ bằng thuế mang tính phân biệt trong trường hợp một nước kém phát triển muốn khuyến khích một ngành công nghiệp non trẻ nào đó... Theo ông, không dễ dàng đề thực hiện trong trường hợp này. 

Việc giảm phí này, theo ông Thịnh, cũng chưa chắc đã kích thích người tiêu dùng tăng mua xe nhiều hơn. "Kinh tế phục hồi, người dân có tiền, thu nhập trở lại thì họ mới nghĩ đến việc mua xe", ông nói.

Về việc chỉ đề xuất giảm 50% phí trước bạ khi đăng ký ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết 2020 mà không áp dụng với xe nhập khẩu, đại diện Cục Công nghiệp lý giải, giá xe nhập khẩu sẽ hạ xuống do phí này giảm, như vậy gây tác dụng ngược với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước khi muốn tạo khoảng cách nhất định về giá để kích thích người tiêu dùng mua xe.

Anh Minh

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

VinFast chính thức mở bán SUV điện VF e34 tại Indonesia 

Ngày 28/03/2024, VinFast Auto chính thức mở bán VF e34, mẫu SUV điện phân khúc C phiên bản tay lái nghịch. Đây là sản phẩm đầu tiên được VinFast mở bán tại thị...

VinFast giới thiệu dải xe điện hoàn chỉnh tại BIMS 2024 

Ngày 26/03/2024, trong khuôn khổ Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok (BIMS) 2024, VinFast Auto giới thiệu các giải pháp di chuyển xanh đa dạng, phong phú tới thị trường...

VinFast ký thỏa thuận phân phối xe điện tại Micronesia 

Ngày 20/3/2024, VinFast Auto chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Guam AutoSpot về việc phân phối xe điện VinFast tại thị trường vùng Micronesia, Tây...

Giá cước dịch vụ dữ liệu di động của Việt Nam đang ở mức rất thấp

Trả lời kiến nghị của cử tri Bình Thuận, Bộ TT&TT cho biết, theo thống kê của tổ chức quốc tế, giá cước dịch vụ dữ liệu di động của Việt Nam đang ở mức rất thấp so...

Chính phủ Mỹ chi hơn 2 tỷ USD thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện

Dự án khai thác lithium, do Lithium Americas thực hiện, sẽ sử dụng khoản tín dụng được cấp để xây dựng một nhà máy tinh luyện tại mỏ Thacker Pass ở bang Nevada, nơi...

VinFast chính thức ra mắt thị trường Thái Lan 

Ngày 15/03/2024, VinFast Auto (Nasdaq: VFS) công bố sẽ tham dự Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok lần thứ 45 (BIMS 2024) và chính thức ra mắt thương hiệu tại Thái Lan...

Ngăn SIM rác: Quy định trách nhiệm với người sở hữu 3 SIM trở lên

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu "xử lý triệt để vấn đề SIM rác. Chủ tịch, Tổng Giám đốc các công ty, các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu trách nhiệm cá nhân...

VinFast ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng mua xe máy điện trong tháng 3

Ngày 15/03/2024, nhằm hưởng ứng chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam lần 2”, VinFast công bố triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho tất cả khách hàng...

Nỗi lo AI trở thành vũ khí hủy diệt loài người

Báo cáo mới, do chính phủ Mỹ ủy quyền đối tác thực hiện, cảnh báo AI có thể gây "mối đe dọa với loài người ở cấp độ tuyệt chủng", cần có ngưỡng kiểm soát.

Tỷ phú công nghệ tranh cãi AI mở - AI đóng

Elon Musk, Marc Andreessen và một số tỷ phú công nghệ khác đang chia thành hai phe, một bên ủng hộ AI nguồn mở, nhưng số khác nghĩ ngược lại.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98