Trung Quốc nguy cơ thiếu bỉm vì khẩu trang

27/05/2020 23:00
27-05-2020 23:00:00+07:00

Trung Quốc nguy cơ thiếu bỉm vì khẩu trang

Những doanh nghiệp sản xuất tã, bỉm, băng vệ sinh, đang trở thành nạn nhân mới ở Trung Quốc, khi nguyên liệu sản xuất thiếu và tăng giá vì khẩu trang.

Khi Covid-19 đẩy Trung Quốc vào tình trạng phong tỏa, giới lãnh đạo đã thúc đẩy nỗ lực sản xuất đủ khẩu trang cho nhân viên y tế và 1,4 tỷ dân.

Nhưng khi mọi nơi, từ doanh nghiệp sản xuất ôtô tới doanh nghiệp dệt may đều chuyển sang sản xuất khẩu trang để đáp ứng nhu cầu, chi phí nguyên liệu bị đẩy tăng vọt và không có dấu hiệu sớm kết thúc, bởi đại dịch vẫn tiếp tục hoành hành trên toàn thế giới.

"Không phải chúng tôi không đủ năng lực sản xuất mà do chi phí quá cao", Huang Tenglong, phó tổng giám đốc công ty sản xuất bỉm tã Fujian Time & Tianhe, nói.

"Hồi tháng 1, nguyên liệu thô để sản xuất bỉm giá khoảng 13.000 tệ (1.820 USD/tấn) nhưng khi khan hiếm, có lúc lên tới 140.000 - 150.000 tệ", ông nói, đề cập tới giai đoạn cuối tháng trước, khi nhu cầu khẩu trang toàn cầu tăng vọt.

Công nhân may khẩu trang ở Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Lin Yanting, phó tổng giám đốc DaddyBaby, một doanh nghiệp sản xuất bỉm khác, cho biết giá thành vải không dệt vào khoảng 50.000 - 60.000 tệ một tấn. 

"Một cái bỉm sử dụng nhiều nguyên liệu hơn một cái khẩu trang", ông nói. "Với tình hình này, rất nhiều nhà sản xuất nhỏ không thể duy trì hoạt động. Những nơi sản xuất băng vệ sinh, bỉm, mặt nạ đắp mặt và những sản phẩm làm từ vải không dệt khác cũng đều bị ảnh hưởng".

Công ty của Huang có khoảng 400 nhân viên, đã buộc phải giảm một nửa sản lượng, giảm số lượng mặt hàng sản xuất và tăng giá bán lên 20%. Một số khách hàng tiếp tục đặt mua nhưng số lượng ít hơn, còn nhiều người đã ngừng mua.

"Tôi hy vọng đại dịch sớm kết thúc. Dù chúng tôi có thể sản xuất quần áo bảo hộ để tăng lợi nhuận nhưng tình hình này đang gây thiệt hại cho cả nền kinh tế nói chung", ông bày tỏ.

"Cuối cùng, chúng tôi có thể mất đi mặt hàng chủ lực", ông nói, nhắc tới các sản phẩm vệ sinh.

Shen Shengyuan, phó tổng giám đốc công ty sản xuất bỉm New Yifa, cho biết dù công ty đã cố gắng tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô từ nước ngoài, nhưng vận tải hàng không là cả vấn đề và thời gian vận chuyển dài tới hơn hai tuần.

Ông cho hay New Yifa nhận được ít đơn đặt hàng mới hơn và đang chật vật hoàn thiện những đơn hàng hiện có vì nguồn cung hữu hạn.

Lin nói thêm DaddyBabby đang lỗ khi sản xuất bỉm bởi giá đầu vào cao, nhưng được bù lại từ dây chuyển sản xuất khẩu trang mới đầu tư trong thời gian dịch bùng phát. Đây là nỗ lực của công ty nhằm duy trì ổn định trên thị trường.

Yang, quản lý của công ty đồ gia dụng Jiaxuan, cho biết mua vải không dệt để sản xuất hàng gia dụng bây giờ là "bất khả thi". Công ty của cô đã dừng sản xuất mọi mặt hàng khác để tập trung vào khẩu trang.

Shen rất lo lắng về tác động do thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu từ thị trường nước ngoài.

"Chúng tôi không thể sản xuất hàng hóa", ông nói, nhấn mạnh một nửa các mặt hàng không phải khẩu trang của công ty đều phục vụ xuất khẩu. "Khách hàng đã đàm phán với chúng tôi, yêu cầu tăng sản xuất".

Ông ước tính các nhà cung cấp nguyên liệu kiếm lời gấp 10 lần khi dùng nguyên liệu thô để sản xuất khẩu trang thay vì bỉm tã. 

Tờ China Youth Daily đưa tin tính đến 4/4, Trung Quốc có 69.000 công ty tham gia sản xuất khẩu trang, bao gồm 19.000 công ty mới tham gia sau 25/1, vài ngày sau khi Vũ Hán phong tỏa và cả nước thực thi các quy định hạn chế để ngăn ngừa Covid-19.

Sản lượng khẩu trang hàng ngày của Trung Quốc đạt 450 triệu cái, so với hơn 5 tỷ cái cả năm 2019. Các nhà cung cấp đã rất khó khăn để đáp ứng nhu cầu.

"Họ cũng nêu đủ lý do như chính quyền địa phương yêu cầu họ chuyển đổi sản xuất sang mặt hàng chống dịch chủ lực", Shen nói. "Năng lực sản xuất của chúng tôi không phải vấn đề, mà vấn đề ở chỗ các nhà cung cấp và toàn bộ chuỗi sản xuất của ngành công nghiệp Trung Quốc".

Hồng Hạnh

Vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98