Các 'ông lớn' công nghệ và mối đe dọa trị giá 200 tỷ USD

04/06/2020 08:47
04-06-2020 08:47:48+07:00

Các 'ông lớn' công nghệ và mối đe dọa trị giá 200 tỷ USD

Với cuộc bầu cử tổng thống sắp tới và chính trị gia ở hai đảng chính đều kêu gọi điều tra về quyền lực của các công ty công nghệ lớn, Facebook, Google, Amazon và Apple đang đối mặt với cuộc chiến chống độc quyền mà trong đó hàng tỷ USD có nguy cơ tan thành mây khói.

CEO Facebook, Mark Zuckerberg.

Trước khi dịch Covid-19 tấn công nước Mỹ - và trước khi Twitter, Facebook bị ném vào tình trạng hỗn loạn gần đây do phản ứng với các bài đăng của Tổng thống Mỹ Donald Trump - các công ty công nghệ lớn đã chi tiền kỷ lục cho các nỗ lực vận động hành lang ở Washington. Gần đây, cả hai đảng chính đã kêu gọi các cuộc điều tra, từ Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Amy Klobuchar, người phản đối những nỗ lực thâu tóm Grubhub của Uber, đến Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ted Cruz, đều gọi các cuộc điều tra Google và Facebook là “cần thiết từ lâu”.

Trước tình hình đó, các nhà phân tích cho rằng những ông lớn ngành công nghệ có thể mất số tiền khổng lồ trong cuộc chiến chống độc quyền. Trong báo cáo hồi tháng 3, Morningstar dự đoán các khoản phạt nặng và những quy định gây thiệt hại có thể khiến giá trị của Alphabet, công ty mẹ của Google, giảm 15% và cổ phiếu của Facebook “bốc hơi” 11%.

Và không chỉ có Google và Facebook! Amazon và Apple hiện phải đối mặt với các cuộc điều tra khác, còn Twitter thì được ông Trump “quan tâm đặc biệt” trong thời gian gần đây. “Các công ty này sẽ tốn rất nhiều thời gian ở Washington, D.C”, chuyên gia phân tích Dan Ives của Wedbush dự báo.

Chống độc quyền không phải chuyện gì mới. Tuy nhiên, chiến dịch chống lại các công ty công nghệ lớn hàng đầu ngày càng mạnh mẽ trong những năm gần đây khi các “tay chơi” hàng đầu trong ngành trở thành những công ty có giá trị nhất thế giới, trong khi vẫn duy trì thị phần ở mức cao. Chẳng hạn, Google đã tạo dựng được 90% thị phần trong thị trường tìm kiếm trực tuyến và 41% thị phần toàn cầu trong quảng cáo trực tuyến, trong khi Facebook nắm 59% thị trường mạng xã hội, còn Amazon và Apple giữ vị trí thống trị trong các ứng dụng thương mại điện tử và di động, theo Morningstar.

Điều đó thu hút sự giám sát của nhiều cơ quan liên bang và tiểu bang. Google từng đối mặt với sự giám sát từ Bộ Tư pháp, còn Facebook đang nằm trong một cuộc điều tra của 47 tiểu bang do New York dẫn đầu về các hoạt động định giá quảng cáo. Năm ngoái, công ty này tiết lộ Ủy ban Thương mại Liên bang đang xem xét các vi phạm chống độc quyền từ việc mua lại Instagram và WhatsApp của họ.

Đồng thời, một tiểu ban Tư pháp Hạ viện ​​sẽ kết thúc cuộc điều tra kéo dài một năm đối với Apple, Amazon, Google và Facebook về các hoạt động chống độc quyền, dự kiến sẽ có báo cáo ​​trong vài tuần tới.

Các công ty công nghệ đã chuẩn bị cho một ngày như vậy. Những năm gần đây, mỗi công ty đều xây dựng sự hiện diện đáng gờm ở Washington. Kể từ năm 2010, các công ty công nghệ lớn được cho là đã chi gần 500 triệu USD cho việc vận động Chính phủ liên bang, theo Washington Post. Facebook được cho là đã chi 17 triệu USD cho việc vận động hành lang vào năm 2019, Google chi 12 triệu USD, Amazon chi 16 triệu USD và Apple chi 10 triệu USD.

Và họ có thể tham khảo câu chuyện chống độc quyền của một ông lớn khác trước đây: Microsoft. Nhà sản xuất hệ điều hành Windows này đối mặt với việc điều tra kéo dài hai thập niên từ các cơ quan quản lý chống độc quyền của Bộ Tư pháp, 20 tiểu bang khác nhau của Mỹ và Truyền thông Thương mại Liên bang do những lo ngại rằng họ đang điều hành độc quyền trình duyệt web và hệ điều hành. Microsoft cuối cùng đã tuân thủ một số biện pháp nhất định cho phù hợp với luật chống độc quyền mà không phải nộp phạt ở Mỹ.

Tuy nhiên, Microsoft và các 'ông lớn' đồng nghiệp của họ đã không gặp may với các nhà quản lý châu Âu, khi Microsoft phải nộp phạt 1 tỷ USD vì vi phạm chống độc quyền trong năm 2008, còn Google phải nộp gần 9 tỷ USD tiền phạt vì vi phạm chống độc quyền kể từ năm 2017. (Google đang kháng cáo.) Liên minh châu Âu (EU) cũng đã ra mức phạt 122 triệu USD đối với Facebook vì vi phạm luật chống độc quyền trong việc mua lại WhatsApp cùng năm đó.

Và nếu sử dụng các hình phạt của châu Âu làm điểm chuẩn, Morningstar ước tính Chính phủ Mỹ có thể áp dụng tiền phạt đối với Google với tổng trị giá 13 tỷ USD cho các vi phạm có thể có trước đó, còn Facebook phải nộp tổng cộng 6 tỷ USD. Ngoài những hình phạt đó, các quy định mới và lệnh chấp thuận có thể hạn chế khả năng mua lại nhiều doanh nghiệp hơn, khiến họ phải tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, nhà phân tích Ali Mogharabi của Morningstar nói. (Các nhà phân tích nói rằng sự chia nhỏ các công ty công nghệ - kết quả cực đoan nhất của vụ kiện chống độc quyền - là điều rất khó xảy ra, nhưng thực sự có khả năng thúc đẩy các cổ phiếu liên quan của họ).

Chống độc quyền là mối đe dọa lớn nhất mà họ sẽ phải đối mặt vì chúng tôi không thấy họ đối mặt với nhiều sự đe dọa mang tính cạnh tranh từ các công ty khác” , Mogharabi nói.

Nhã Thanh (Theo Forbes)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98