Các quốc gia khó lòng phong tỏa kinh tế lần thứ hai dù số ca nhiễm tăng vọt trở lại?

25/06/2020 14:08
25-06-2020 14:08:46+07:00

Các quốc gia khó lòng phong tỏa kinh tế lần thứ hai dù số ca nhiễm tăng vọt trở lại?

Các quốc gia khó lòng áp lệnh phong tỏa hoàn toàn ngay cả khi số ca nhiễm Covid-19 mới tăng vọt trở lại ở một số khu vực trên thế giới, các chuyên viên phân tích nhận định.

Tình hình hiện tại khó có khả năng lặp lại như hồi tháng 3/2020, Suresh Tantia, Chiến lược gia đầu tư cấp cao tại văn phòng APAC CIO của Credit Suisse, nói trên chương trình “Street Signs” của CNBC trong ngày 25/06. Tháng 3 là thời điểm số ca nhiễm Covid-19 bắt đầu tăng trưởng mạnh ở Mỹ và châu Âu, sau khi đại dịch bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 12/2019.

Làn sóng bùng phát Covid-19 thứ hai gây lo ngại cho nhà đầu tư… Nhưng tôi nghĩ có điểm khác biệt quan trọng ở đây. Khác với đợt đợt bùng phát tháng 3/2020, lần này chúng ta khó mà chứng kiến kinh tế toàn cầu bị phong tỏa một lần nữa”, ông nói.

Nếu bạn xem tới làn sóng bán tháo hồi tháng 3/2020, lý do khiến thị trường bị bán tháo không phải là do lo ngại về Covid-19, phần lớn là do nền kinh tế toàn cầu bị phong tỏa”, ông Tantia nói thêm. “Đây là một nỗi lo cho thị trường. Thế nhưng, miễn là tình trạng tháng 3/2020 không lặp lại, tôi nghĩ thị trường sẽ ngó lơ và tập trung vào đà phục hồi trong vài quý tới”.

Mỹ ghi nhận ngày có số ca nhiễm Covid-19 mới cao nhất trong ngày thứ Tư (24/06), cụ thể là 45,557 ca nhiễm mới, theo NBC News. California ghi nhận hơn 7,000 ca nhiễm trong ngày 24/06 – tăng 69% trong 2 ngày; Florida cũng ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục. Đây là hai trong số những bang lớn nhất của Mỹ.

Ở châu Á, Hàn Quốc cho biết họ đang kìm hãm “làn sóng thứ hai” ở quanh thủ đô Seoul, theo Reuters. Tại Bắc Kinh, các cơ quan chức trách áp đặt lại lệnh giới hạn di chuyển vì sự bùng phát dịch ở chợ đầu mối Tân Phát Địa. Tuy nhiên, sau đó, Trung Quốc cho biết tình hình đã được kiểm soát.

Hartmut Issel, Trưởng bộ phận cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương tại UBS Global Wealth Management, cũng cho biết rằng các quốc gia khó lòng đi vào con đường cũ.

“Phong tỏa toàn bộ quốc gia khiến GDP tổn thất 3% tháng. Vì vậy, cho dù là những quốc gia giàu có nhất trên hành tinh cũng không thể lại phong tỏa hoàn toàn trong 2-3 tháng”, ông cho biết.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong ngày 24/06, cảnh báo tình hình tài chính của các chính phủ sẽ suy giảm đáng kể trong lúc cố gắng đối phó với đại dịch Covid-19.

Hiện IMF dự báo kinh tế toàn cầu có thể giảm 4.9% trong năm 2020, tệ hơn cả dự báo giảm 3% hồi tháng 4/2020.

IMF lý giải việc điều chỉnh dự báo là do các biện pháp giãn cách xã hội có khả năng vẫn còn trong nửa sau năm 2020, trong đó năng suất lao động và chuỗi cung ứng sẽ bị tác động nặng nề.

Ở những quốc gia vẫn có ca nhiễm cao, IMF dự báo đợt phong tỏa kéo dài sẽ kìm hãm hoạt động kinh tế còn dữ hội hơn.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98