Chi hơn 1 tỉ USD, TPHCM vẫn ngập

09/06/2020 10:58
09-06-2020 10:58:20+07:00

Chi hơn 1 tỉ USD, TPHCM vẫn ngập

Đó là thông tin được đưa ra trong buổi họp báo về tình hình chống ngập trên địa bàn TP.HCM diễn ra sáng nay 9.6.

* Sở Xây dựng TP.HCM khẳng định 'người dân không phải trả phí chống ngập'

* TP.HCM xóa 'bao cấp' chống ngập

Ngập là nỗi ám ảnh của người dân TP.HCM. Ảnh: Ngọc Dương

Tại buổi họp báo, ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng TP.HCM) cho biết từ đầu năm đến nay, TP.HCM có mưa trên diện rộng, trong đó có 3 trận mưa lớn gây ngập 22 tuyến đường. Chiều sâu ngập đo được tại vị trí 1/4 chiều rộng mặt đường từ 0,10 m đến 0,30 m.

Theo ông Điệp, có nhiều nguyên nhân gây ngập cho TP.HCM. Cụ thể, với 1 thành phố lớn, đông dân, tốc độ phát triển đô thị nhanh như TP.HCM thì trong quá trình phát triển, vào thời điểm gặp điều kiện thời tiết cực đoan như những trận mưa lớn vũ lượng cao, thời gian mưa ngắn, chưa thể tránh khỏi ngập một số tuyến đường, một số điểm trong khu đô thị. Trong khi đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật nói chung cũng như công tác thoát nước nói riêng đã được đầu tư quá lâu, duy trì cho tới bây giờ nên thiết kế không đủ đáp ứng được năng lực tiêu thoát thời điểm hiện nay. Các trận mưa vũ lượng lớn vượt quá thiết kế gây quá tải hệ thống thoát nước.

Tuy nhiên đại diện Sở Xây dựng đánh giá so với thời điểm trước, công tác giảm ngập của thành phố đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Đơn cử, những năm trước, với cường độ mưa là 112,3 mm, TP sẽ ngập nhiều tuyến đường (năm 2008 là 126 tuyến đường), thời gian nước rút chậm (kéo dài 4 - 6 tiếng). Hiện nay, sau khi thành phố đã đầu tư hoàn thành nhiều dự án chống ngập, tình trạng ngập đã được kéo giảm về số tuyến đường, chiều sâu và thời gian ngập, đặc biệt ở khu vực trung tâm thành phố. 22 tuyến đường bị ngập bây giờ chỉ 15 - 40 phút sau mưa là trở lại bình thường, nước rút hết.

"Trong 5 năm triển khai chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020, TP đã giải quyết 25/36 tuyến đường trục chính bị ngập, đạt 69% chỉ tiêu trong giai đoạn. Số kinh phí ngân sách thành phố đầu tư cho hoạt động chống ngập thấp nhất là 796 tỉ đồng năm 2016, cao nhất là khoảng 2.222 tỉ đồng vào năm nay; các dự án giải quyết ngập theo hình thức PPP là 9.927 tỉ đồng; dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn 2 là 9.024 tỉ đồng. Tổng cộng toàn bộ kinh phí đã đầu tư cho công tác chống ngập là 25.998 tỉ đồng", ông Điệp thông tin.

Cũng theo ông Vũ Văn Điệp, ngoài việc tốc độ đô thị hóa, bê tông hóa quá nhanh, ý thức của người dân cũng là một trong những nguyên nhân chính gây khó khăn cho công tác chống ngập của thành phố. Người dân vứt rác bừa bãi, trôi xuống gây tắc hố ga thoát nước, nghẽn dòng kênh, rạch. Nhiều hộ kinh doanh bịt chắn toàn bộ hố ga thoát nước khiến hệ thống thoát nước không thu được nước mưa, gây ngập. Đặc biệt, hệ thống kênh rạch có vị trí xung yếu thoát nước cho cả khu vực nhưng bị lấn chiếm nhiều, dòng chảy thu hẹp nghiêm trọng. Nhiều vị trí đã được hợp pháp hóa giấy tờ, trách nhiệm giải tỏa thuộc UBND các quận, huyện nhưng tiến độ rất chậm.

"Bên cạnh việc tập trung hoàn thành dứt điểm một số dự án chống ngập trọng điểm trong năm nay như dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng, chúng tôi đang phối hợp với UBND các quận, huyện đẩy mạnh công tác xử lý lấn chiếm hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố. Song song, đôn đốc yêu cầu các chủ đầu tư đẩy nhanh việc thực hiện dự án đang thi công ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước, thanh thải các chướng ngại vật chặn dòng ảnh hưởng gây ngập tại các tuyến đường" - vị này nói.

Hà Mai

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi ngày đều là cao điểm phòng chống hàng giả

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với...

"Việt Nam là mảnh ghép còn thiếu trong hệ thống FTA của Thụy Sĩ"

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt - Thụy Sĩ tổ chức ở Zurich ngày 23/06, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass nhận định việc thiếu vắng một hiệp định thương...

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Việt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập...

Thêm 6 doanh nghiệp cá tra được miễn thuế khi xuất sang Mỹ

Mỹ giữ nguyên thuế chống bán phá giá với cá tra Việt Nam trong kỳ rà soát lần thứ 20, trong đó thêm 6 doanh nghiệp được miễn thuế khi xuất vào nước này.

First Sale Valuation: Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt tiết kiệm thuế khi xuất khẩu sang Mỹ

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và hải quan Mỹ tăng cường kiểm soát trị giá khai báo, "First Sale Valuation" (FSV) đang trở thành công cụ đáng chú ý để...

Vì sao tiêu thụ xi măng giảm mạnh?

Khan hiếm cát, đá xây dựng cũng như giá một số loại vật liệu (cát, gạch) tại nhiều địa phương phi mã không chỉ làm chậm tiến độ các dự án mà còn ảnh hưởng nghiêm...

Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với sắt, thép Việt Nam

Malaysia dỡ bỏ việc áp dụng thuế chống bán phá giá và các cuộc điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam, có hiệu lực từ...

Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Hậu ‘Pháo’ và đồng phạm gây thiệt hại hơn 1.168 tỷ đồng

Hành vi sai phạm của Nguyễn Văn Hậu và các đồng phạm, đối tượng liên quan gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước, với tổng số tiền hơn 1.168 tỷ đồng. Các...

Vụ sữa giả HIUP: Mỗi lon giá gốc 87.000 đồng, bán ra 546.000 đồng

Một lon sữa giả mang tên HIUP 27, giá xuất xưởng chỉ 87.800 đồng, nhưng khi đến tay người tiêu dùng lại được đội giá lên hơn 546.000 đồng/lon, mức chênh lệch hơn 6...

Chính phủ xác định người dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực

Phát biểu tại hội nghị chiều 22/06, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề ra 4 định hướng lớn và 3 vai trò tiên phong cho người nông dân, khẳng định đây là nền tảng cho giai...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98