Đại biểu lo tăng nợ công khi đầu tư 3 dự án cao tốc Bắc Nam

12/06/2020 08:51
12-06-2020 08:51:45+07:00

Đại biểu lo tăng nợ công khi đầu tư 3 dự án cao tốc Bắc Nam

Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại đề xuất đầu tư công 3 dự án cao tốc Bắc Nam của Chính phủ sẽ làm tăng nợ công và tạo tiền lệ xấu.

* Dự án cao tốc Bắc-Nam phía đông: Chính phủ kiến nghị chuyển đổi hình thức đầu tư

* Chuyển 3 dự án cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công, giảm thêm 2.000 tỉ

Chiều 11/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về đề xuất của Chính phủ, chuyển 3 trong số 8 dự án cao tốc Bắc Nam từ đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công.

3 dự án điều chỉnh đầu tư gồm: Mai Sơn - quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây. 5 dự án còn lại tiếp tục triển khai theo hình thức PPP. Tổng mức đầu tư điều chỉnh là 100.816 tỷ đồng, bao gồm 78.461 tỷ đồng ngân sách, còn lại huy động ngoài ngân sách.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh cho rằng, các dự án cho tư nhân đầu tư sẽ thi công nhanh hơn, chất lượng đảm bảo hơn so với đầu tư công. Kỳ họp này Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Đầu tư công, nhằm kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng. "Vì vậy, việc xem xét chuyển 3 dự án cao tốc Bắc Nam sang đầu tư công, thực sự là sự trăn trở, khó khăn với tôi và các đại biểu", ông Sinh nói. 

Ông đánh giá việc đầu tư công dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây là "rất không thuyết phục và sẽ nảy sinh nhiều vấn đề". Bởi đề xuất này mâu thuẫn với chủ trương của Quốc hội khi phê duyệt đầu tư cao tốc Bắc Nam. Hai dự án này có lưu lượng vận tải và giá trị thương mại cao nhất, lẽ ra cần ưu tiên đầu tư PPP. Nếu đầu tư công thì khó triển khai kịp tiến độ đã đề ra.

Vì vậy, ông đề xuất đầu tư công 3 đoạn khác là Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu vì có lưu lượng vận tải thấp, giá trị thương mại thấp, vốn ngân sách bổ sung thấp. 

"Để khách quan, minh bạch, khoa học, hiểu quả, tôi đề nghị trước khi thông qua Nghị quyết, Quốc hội cần lấy ý kiến các đại biểu để lựa chọn một trong hai phương án trên", ông Sinh phát biểu.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh. Ảnh: Hoàng Phong

Đồng tình với đề xuất của Chính phủ nhưng đại biểu Hoàng Quang Hàm (Uỷ ban Tài chính Ngân sách) cho rằng mục tiêu đến năm 2021 cơ bản hoàn thành thì "dự án chắc chắn không đạt".

"5 dự án còn lại tiếp tục triển khai theo hình thức PPP nhưng với thực tế hiện nay và khả năng cho vay của ngân hàng như Chính phủ báo cáo, thì không có gì đảm bảo lựa chọn được nhà đầu tư. Vì vậy khâu dự báo, chuẩn bị cho các dự án PPP phải chấn chỉnh, rút kinh nghiệm", ông Hàm nói và dẫn chứng từ năm 2016 đến nay, không dự án BOT giao thông nào triển khai được. 

Ông cũng lưu ý, Chính phủ chưa đánh giá tác động của việc chuyển đổi hình thức đầu tư đến nợ công. Trong khi đó, báo cáo của Chính phủ năm 2020-2021 có nhiều khoản nợ công đến hạn trả và bội chi tăng để khắc phục hậu quả dịch Covid-19. Chính phủ cũng chưa nêu phương án thu hồi vốn của dự án chuyển đổi sang đầu tư công.

"Việc chuyển đổi là bất đắc dĩ, không nên tạo thành tiền tệ và tạo thành nếp nghĩ cứ khó khăn là dùng ngân sách thì mới bảo đảm khả năng thành công. Kiểm soát nợ công hiện nay không chỉ tính đến trần nợ công, khả năng trả nợ mà còn phải tính đến khả năng vay, tức là có vay được không? Giá phải trả như thế nào? Đây là việc phải tính toán kỹ, để có giải pháp chuyển đổi hình thức đầu tư dự án cao tốc Bắc Nam", đại biểu tỉnh Phú Thọ nêu quan điểm. 

Bà Vũ Thị Lưu Mai (Uỷ ban Tài chính ngân sách) cũng cho rằng việc chuyển đổi sẽ "ít nhiều tác động đến dư luận xã hội và tạo tiền lệ cho giai đoạn về sau". Bởi tính chắc chắn và tính khả thi chưa được làm rõ, nên bà lo ngại "liệu tới đây Chính phủ có một lần nữa phải tính toán điều chỉnh 5 dự án còn lại từ PPP sang đầu tư công hay không?"

"Nếu Chính phủ chưa nêu rõ phương án cân đối vốn thì chưa đủ căn cứ để Quốc hội quyết định ngay tại thời điểm hiện nay, mặc dù trên thực tế thì chúng ta hoàn toàn có thể tính toán và dự ước được kế hoạch trong thời gian tới đây có đủ 23.461 tỷ cho 3 dự án. Tuy nhiên, xét về căn cứ pháp lý thì rõ ràng hiện nay chúng ta chưa có", bà Mai nói và đề nghị làm rõ trách nhiệm thu hồi vốn. 

Đại biểu Đặng Thuần Phong (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội) cũng lo ngại "liệu thời gian tới, 5 dự án còn lại không làm được theo hình thức PPP thì có tiếp tục đầu tư công hay không?".

"Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói đầu tư công sẽ nhanh hơn. Nhưng tôi rất lo lắng, bởi làm theo hợp đồng PPP thì nhà đầu tư bỏ vốn chắc chắn phải ứng dụng công nghệ để thi công cho nhanh, tốt để mang lại hiệu quả cao. Như vậy sẽ nhanh hơn đầu tư công", ông Phong nói. 

Theo ông, 3 dự án được đề xuất có khả năng sinh lợi, thu hồi vốn cao nhất so với các dự án còn lại. Nếu chuyển đầu tư công là "buông bỏ nguyên tắc nơi nào khó, các thành phần kinh tế khác không làm được thì nhà nước mới làm, chứ không phải dễ thì nhà nước làm trước, khó để đó tính sau".

"Như vậy có đúng với chủ trương của Đảng, Quốc hội về xu hướng huy động mọi nguồn lực phát triển hạ tầng kỹ thuật hay không?", ông Phong đặt vấn đề và khẳng định nếu chủ trương được thông qua sẽ làm tăng nợ công.

Đại biểu Đặng Thuần Phong. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Đáp lại băn khoăn của các đại biểu, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nói "hiện nay chúng tôi rất quyết tâm, tất cả thông số đã được sàng lọc, kiểm tra kỹ lưỡng".

Ông khẳng định, khi xây dựng xong 3 dự án này sẽ xây dựng cơ chế thu phí hoàn vốn cho ngân sách. 

Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam là công trình quan trọng quốc gia ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2017-2020, trong đó có 3 dự án đầu tư công, 8 dự án được Quốc hội quyết định triển khai theo hình đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT.

8 dự án gồm các đoạn: Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây.

Theo Chính phủ, đến nay thiết kế kỹ thuật, dự toán của các dự án cao tốc đã cơ bản hoàn thành, công tác giải phóng mặt bằng tại các tỉnh đạt trên 70% khối lượng. Các dự án nếu được chuyển đổi sang đầu tư công thì có thể khởi công trong năm 2020 và hoàn thành năm 2022. Nếu tiếp tục triển khai theo hình thức PPP, nhà đầu tư đang gặp khó khăn về huy động vốn tín dụng.

Viết Tuân

Vnexpress







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khởi công dự án đường Vành đai 4 TPHCM qua Bình Dương

Dự án đường Vành đai 4 TPHCM đoạn qua tỉnh Bình Dương với chiều dài gần 48km, là công trình trọng điểm quốc gia đã được khởi công.

Thủ phủ công nghiệp Bắc Giang đón thêm loạt khu công nghiệp mới

5 tháng đầu năm 2025, Bắc Giang đã phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 cho 5 khu công nghiệp mới, tổng diện tích gần 833ha, thể hiện quyết tâm đẩy...

Tiến độ 3 KCN tại Long An từng là nợ xấu thời ông Trầm Bê

Ba khu công nghiệp (KCN) từng là khoản nợ xấu từ thời ông Trầm Bê và Ngân hàng Phương Nam, mới đây công bố báo cáo ĐTM. Sau gần 2 thập kỷ, qua tay xử lý nợ xấu của...

Văn Phú – Đèo Cả bắt tay đề xuất dự án Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng: Kiến tạo trục sinh thái & văn hóa biểu tượng của Thủ đô

Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 68-NQ/BCT: “Khuyến khích sự liên kết, hợp lực giữa các doanh nghiệp trong nước để kiến tạo những công trình quy mô lớn, có tầm...

Trung Nam Group góp vốn cùng 2 cá nhân làm khu công nghiệp gần 3.9 ngàn tỷ tại Ninh Thuận

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Cà Ná - giai đoạn 1, tại xã Phước Diêm, tỉnh Ninh Thuận có quy mô 378ha, tổng vốn đầu tư...

Điều chỉnh quy hoạch TPHCM: Phát triển chung cư cao tầng chiếm tỷ trọng lớn

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 xác định phát triển nhà ở chung cư chiếm tỷ trọng lớn trong các loại hình xây dựng nhà ở mới;...

KCN Tây Bắc Hồ Xá của Quang Anh Quảng Trị nâng vốn lên hơn ngàn tỷ, gia hạn tiến độ

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị có quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công...

Đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc hơn 18 ngàn tỷ theo hình thức PPP

Lâm Đồng phê duyệt cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc theo hình thức PPP, tổng mức đầu tư hơn 18 ngàn tỷ đồng, với kỳ vọng giải tỏa áp lực giao thông Quốc lộ 20 và tạo đà...

Chân dung doanh nghiệp đề xuất đầu tư mở rộng 300km cao tốc Bắc Nam hơn 45 ngàn tỷ

Vidifi mới đây gửi đề xuất lên Chính phủ về việc đầu tư mở rộng 300km cao tốc Bắc Nam phía Bắc theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Vidifi - chủ đầu tư tuyến...

Bà Rịa - Vũng Tàu sắp có đô thị mới rộng 2,900ha?

Chiều 03/06, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ chủ trì cuộc họp nghe báo cáo quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 Đô thị mới Phước Hải, huyện Long Đất...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98