Đâu là điểm nghẽn quan trọng nhất trong thanh toán không dùng tiền mặt?

12/06/2020 20:30
12-06-2020 20:30:00+07:00

Đâu là điểm nghẽn quan trọng nhất trong thanh toán không dùng tiền mặt?

Tại Hội thảo “Xã hội không tiền mặt: Triển khai chính sách, hướng tới tương lai”, ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng cơ sở dữ liệu tập trung là điểm nghẽn quan trọng nhất của thanh toán không dùng tiền mặt.

Ông Phạm Tiến Dũng cho rằng, thực tế thời gian qua, điểm nghẽn được nhận thấy là các bộ ngành chưa có cơ sở dữ liệu tập trung để ngân hàng có thể kết nối vào làm dịch vụ thanh toán vì nếu không có cơ sở dữ liệu tập trung thì không thể nói đến thanh toán không tiền mặt.

Điểm nghẽn thứ 2, theo ông Dũng, là đơn vị cung cấp dịch vụ chưa sẵn sàng. "Thực tế triển khai cho thấy 6 sở sử dụng 6 phần mềm khác nhau, không theo chuẩn chung nào nên rất mất công. Do vậy cần sự vào cuộc của các sở ban ngành".

Ông Phạm Tiến Dũng phát biểu tại Hội thảo.

Bàn về các chủ thể trong mối quan hệ thanh toán không dùng tiền mặt, ông Lê Thành Trung - Phó Tổng Giám đốc HDBank cho biết hiện nay có 3 vướng mắc. Thứ nhất là người tiêu dùng, và đây cũng là chủ thể quan trọng nhất. Thứ 2 là nhà cung ứng dịch vụ, thứ 3 là trung gian thanh toán (ngân hàng, nhà cung cấp ứng dụng thanh toán).

Chủ thể đầu tiên để thực hiện chuỗi này là người tiêu dùng, đâu đó họ còn e ngại, chưa thực hiện nhiều. “Vì vậy phải làm sao để người tiêu dùng cảm thấy thuận tiện, có lợi, an toàn” ông Trung cho biết.

Hiện nay các định chế ngân hàng đều đưa ra các ứng dụng thanh toán thuận tiện nhưng khách hàng còn phải cảm thấy có lợi, nếu thanh toán online họ sẽ được lợi gì. Do đó, các chuyên gia thanh toán phải phối hợp, đưa ra các chương trình khuyến mãi để người dùng cảm thấy có lợi, an toàn và bảo mật.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là làm sao để khách hàng phải có lần đầu trải nghiệm dịch vụ, khi trải nghiệm rồi sẽ thấy hay và có lợi, không muốn quay lại dùng tiền mặt.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Đăng Hùng - Phó Tổng Giám đốc CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) cho biết thời gian qua, Napas phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cung ứng dịch vụ để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

"Các ứng dụng này rất dễ sử dụng như mua vé máy bay... Trong tương lai, thanh toán 1 chạm không giới hạn ở nộp lệ phí trước bạ ôtô, xe máy và một số lĩnh vực khác như nộp thuế cho thuê nhà, phí phạt vi phạm giao thông…", ông Hùng nói. Trong thời gian tới, Napas sẽ đưa vào vận hành hệ thống thanh toán và bù trừ tự động các giao dịch bán lẻ - ACH để tiếp tục cung cấp nhiều hình thức thanh toán mới, hiện đại và tiện lợi hơn với mức chi phí thấp hơn. Hiện tại, hệ thống Napas xử lý trung bình 2.8 triệu giao dịch/ ngày với giá trị đạt 21,000 tỷ đồng.”

Ông Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, cơ sở pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện. Đặc biệt, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Quyết định cá biệt về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money).

Hầu hết các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã được ứng dụng trong lĩnh vực thanh toán, như: Phân tích hành vi khách hành trên Big data, xác thực sinh trắc học, ứng dụng QR Code, mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán thẻ chip tiếp xúc và phi tiếp xúc (contact và contactless),… Nhờ đó, thanh toán thẻ tiếp tục phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 51.4% về số lượng và 33.8% về giá trị giao dịch trong giai đoạn 2016-2019; đặc biệt, thanh toán trên Mobile cũng có sự tăng trưởng ấn tượng với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 85% về số lượng và 158.5% về giá trị giao dịch. 

Trong thời gian tới, để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, NHNN sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Cụ thể, NHNN sẽ trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 101 về thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, ban hành Thông tư hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán với định danh, xác thực khách hành bằng phương thức điện tử (eKYC),..

* Covid-19 thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân

* 99% doanh nghiệp đã đăng ký nộp thuế điện tử

Hàn Đông

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Bank of America: Châu Á bước vào kỷ nguyên tiền tệ hỗn loạn, dự báo tỷ giá VND lên 25,600 vào cuối quý 2

Bank of America (BofA) tỏ ra bi quan về hàng loạt đồng tiền châu Á, cho rằng đây là điểm khởi đầu của “kỷ nguyên hỗn loạn”. Đáng chú ý, họ dự báo tỷ giá USD/VND sẽ...

Giá USD tự do lao dốc, về mốc 25.700 đồng

Giá USD trên thị trường tự do hôm nay tiếp đà giảm. Giá USD bán ra đã giảm về mốc 25.700 đồng/USD. Giá USD trên thị trường chính thức cũng hạ nhiệt.

Thêm doanh nghiệp xăng dầu bị ngân hàng rao bán nợ

Một loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu bị ngân hàng rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu. Vừa có thêm một doanh nghiệp...

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Tăng cường đảm bảo an toàn trong mua, bán ngoại tệ

Ngày 23/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM vừa có văn bản về việc phối hợp tuyên truyền đến người dân quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ.

LPBank triển khai ngay Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 về việc tăng vốn điều lệ

LPBank vừa thông qua Nghị quyết Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2024.

TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7,500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023...

Lạm phát và câu chuyện đánh đổi trong điều hành chính sách tiền tệ

Lạm phát và chính sách điều hành lãi suất từ Fed là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia...

Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do vẫn nóng

Sức nóng của USD trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao khiến tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do tiếp tục leo dốc dù Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo sẵn...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98