ĐHĐCĐ Vissan: Không chia cổ tức 2020 để thực hiện dự án di dời nhà máy giết mổ gia súc

18/06/2020 10:37
18-06-2020 10:37:52+07:00

Bài cập nhật

ĐHĐCĐ Vissan: Không chia cổ tức 2020 để thực hiện dự án di dời nhà máy giết mổ gia súc

Sáng ngày 18/06/2020, ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của CTCP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan, UPCoM: VSN) đã được tổ chức. Các tờ trình về kế hoạch kinh doanh 2020 và dự án di dời nhà máy giết mổ gia súc đều được ĐHĐCĐ thông qua.

Kết thúc Đại hội, các tờ trình đều được thông qua.

Thảo luận:

Biên lợi nhuận của kênh bán hàng truyền thống và hiện đại, kênh nào cao hơn?

Hoạt động của Vissan bao gồm 2 mảng chính là mảng thực phẩm chế biến và thực phẩm tươi sống. Đối với thực phẩm chế biến thì kênh hiện đại phát triển trên toàn quốc và kênh truyền thống cũng phát triển trên toàn quốc. 

Đối với kênh hiện đại, thực phẩm chế biến chiếm 60% và kênh truyền thống, thực phẩm chế biến chiếm 40%.

Đối với thực phẩm tươi sống thì thị trường chính của Vissan là ở TPHCM là chính và tỷ trọng của thực phẩm tươi sống trên kênh hiện đại rất cao khoảng trên 70%, còn lại kênh truyền thống chiếm khoảng 25%-30%.

Về biên lợi nhuận với chính sách giá bằng nhau trên toàn quốc. Tuy nhiên, cả 2 ngành hàng tươi sống và chế biến của kênh hiện đại có chi phí cao hơn, nên biên lợi nhuận trên kênh truyền thống chỉ thấp hơn kênh hiện đại một ít.

Covid-19 có ảnh hưởng gì đến chuỗi cung ứng của Vissan?

Trong dịch Covid-19, chuỗi cung ứng của Vissan bị ảnh hưởng rất nhiều. Đa số các nguyên phụ liệu mà Vissan sử dụng đều từ nông nghiệp như heo hơi, bò hơi. Một số phụ liệu phải nhập từ nước ngoài. Nhờ có kế hoạch dự trữ nguyên phụ liệu dài hạn nên nguồn nguyên liệu không bị ảnh hưởng, không có trường hợp bị gián đoạn nguyên liệu. Tuy nhiên trước việc dự trữ nguyên liệu, nên chi phí tồn kho và một số chi phí khác có tăng lên.

Ngoài ra, doanh thu của kênh truyền thống và hiện đại của Vissan trong giai đoạn các trường học, cơ quan đóng cửa khá nhiều nên đối với mặt hàng tươi sống có doanh thu giảm, nhưng giai đoạn này cũng có thuận lợi là tâm lý của người tiêu dùng dự trữ hàng thực phẩm khá nhiều, đặc biệt là các sản phẩm chế biến khô, dễ bảo quản có doanh thu tăng.

Sản phẩm thịt mát của Massan cũng là cổ đông của Vissan có cạnh tranh với sản phẩm của Vissan hay không?

Tổng thị trường thịt tươi sống của Việt Nam theo nghiên cứu thị trường của Masan trước khi dịch Covid-19 bùng phát dự kiến là 10 tỷ USD, quy đổi ra 230,000 tỷ đồng. Do ảnh hưởng của dịch ASF, đánh giá lại thị trường thịt tạm thời khoảng 6 tỷ USD, do giá thịt heo tăng quá cao khiến nhu cầu mua giảm, quy đổi ra là 130,000 tỷ đồng.

Doanh thu của Vissan trong năm 2019 riêng về thịt tươi sống nói chung, trong đó có 1 phần thịt mát rất nhỏ là 2500 tỷ đồng, riêng Masan là 2,000 tỷ đồng, tổng lại của cả Vissan và Masan là 4,500 tỷ đồng thì so với mức 130,000 tỷ đồng của toàn thị trường thịt tươi sống vẫn là con số rất nhỏ.

Mặc dù Vissan chiếm thị phần rất lớn trong mảng thịt tươi sống nhưng chủ yếu là kênh bán hàng hiện đại còn kênh truyền thống hiện nay của Công ty gần như chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Như vậy với việc khai thác được thịt mát ở kênh truyền thống như cách làm của Masan và của Vissan trong thời gian tới thì thị trường hiện nay rất rộng mở nên không có lý do gì để Vissan và Masan cạnh tranh với nhau. Thị phần này còn rất rộng, Vissan và Masan đi vào phân khúc thị trường khác nhau nên cả hai sẽ là đối tác, cùng phát triển trong thời gian tới để khai thác thị trường vẫn còn mới này.

Dự báo giá heo 6 tháng cuối năm 2020?

Trong năm 2020, tình hình giá cả heo hơi vẫn còn ở mức cao, có những lúc ở Việt Nam tăng lên khoảng 100,000 đồng/kg, người chăn nuôi vẫn còn e dè trong việc tái đàn nên năm 2021 vẫn còn cao và đến 2022 sẽ xuống ổn định trở lại.

Đầu năm 2020, giá heo lên khoảng 85,000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 90,000 đồng/kg và duy trì ở mức cao kéo dài. Dĩ nhiên trong ngành chăn nuôi giá heo sẽ có biến động lên xuống nhưng nhìn chung giá heo sẽ vẫn còn cao trong năm 2020 và kéo dài đến năm 2021.

Thị phần của Vissan trong các năm tới?

Nhu cầu của người dân về thực phẩm tươi sống và chế biến trong những năm tới sẽ không tăng nhiều và theo đó Vissan cũng xây dựng kế hoạch tăng trưởng thị phần theo kế hoạch kinh doanh từ năm 2020-2024 ở mức bình thường.

ĐHĐCĐ thường niên 2020 của Vissan được tổ chức sáng ngày 18/06/2020.

Năm 2019 Công ty gặp nhiều khó khăn ở thực phẩm tươi sống do dịch tả lợn, tuy nhiên kết quả doanh thu tăng 12% so với năm 2018, đạt hơn 4,993 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt gần 226 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2018 nhờ chi phí tăng thấp hơn doanh thu vì dự trữ được nguồn nguyên liệu. HĐQT trình cổ đông mức chia cổ tức 5%/mệnh giá cho năm 2019.

Mục tiêu doanh thu tăng, lãi trước thuế giảm cho năm 2020

Theo Vissan, người tiêu dùng sẽ có khuynh hướng dịch chuyển mua sắm từ kênh truyền thống sang kênh hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi. Thị trường bán lẻ trong nước dự báo tiếp tục tăng trưởng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn, thương hiệu lớn. Các thương vụ mua bán, sáp nhập của các tập đoàn trong hệ thống bán lẻ dẫn đến nguy cơ mất một phần sản lượng các sản phẩm thịt tươi sống và thực phẩm chế biến Vissan.

Năm 2020, Vissan đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 5,580 tỷ đồng, tăng 12% so với thực hiện năm 2019 trong khi lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 180 tỷ đồng, giảm 20% so với kết quả của năm 2019.

Cơ sở giả định để Vissan xây dựng các chỉ tiêu này là giá nguyên liệu heo hơi sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2020, sau đó giảm dần ở năm 2021 và đi vào ổn định từ năm 2022 do ảnh hưởng của dịch ASF. Giá nguyên liệu bò hơi và các nguyên vật liệu sản xuất khác tương đối ổn định do Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại quốc tế nên nguồn nguyên liệu nhập khẩu sẽ dồi dà, giá cả cạnh tranh.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trên cơ sở dự báo, dịch bệnh diễn ra trong năm 2020, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ đi vào ổn định từ năm 2021.

Ngoài ra, Công ty dự kiến đưa nhà máy chế biến tại Long An đi vào hoạt động đầu năm 2024, vì vậy chi phí từ năm 2024 sẽ tăng cao, đặc biệt là chi phí lãi và chi phí khấu hao.

Theo đề xuất của HĐQT, Công ty sẽ không chia cổ tức năm 2020 để tăng năng lực tài chính thực hiện dự án di dời và đổi mới công nghệ nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm Vissan và đầu tư máy móc thiết bị sản xuất năm 2020.

Dự án “Di dời và đổi mới công nghệ nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm Vissan”

Dự án này gồm 2 công trình bao gồm văn phòng điều hành kinh doanh của Vissan và các kho trung chuyển tại khu công nghiệp Tân Tạo, TP.HCM, cùng với cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan tại Long An.

Tổng mức đầu tư cho dự án hơn 1,587 tỷ đồng. Trong đó, Công ty sử dụng 30% vốn chủ sở hữu và 70% vốn vay huy động từ các nguồn.

Hiện nay, Công ty đang thực hiện thủ tục để thuê các đơn vị tư vấn thiết kế công nghệ, lập dự án và tư vấn thẩm định giá dây chuyền giết mổ công suất 360 con/1 giờ để làm cơ sở trình duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chòn nhà thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu lần 2. 

Ái Minh

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Capitaland Tower lỗ gần 2,700 tỷ đồng năm 2023, âm vốn chủ

Năm 2023, Capitaland Tower tiếp tục báo lỗ sau thuế gần 2,700 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm gần 762 tỷ đồng, phát sinh khoản nợ trái phiếu hơn 12,200 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DNSE: Tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ phái sinh của DNSE gần như bằng 0

Trả lời cổ đông tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 diễn ra vào 16/4, Ban lãnh đạo DNSE cho biết dự tính lợi nhuận Quý I, kế hoạch sử dụng vốn sau IPO, giải...

Huy động nhiệt điện tăng, PPC lãi gấp 4 lần cùng kỳ

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) có một kỳ kinh doanh tăng trưởng lớn về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.

ĐHĐCĐ FPT Retail: Muốn thành công ty healthcare, đóng tiếp cửa hàng không hiệu quả

Đó là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE: FRT) tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức chiều ngày 17/04.

Chứng khoán Yuanta báo lãi quý 1 gần gấp đôi, dư nợ cho vay tăng 27%

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 thể hiện kết quả khả quan với lãi sau thuế tăng 92%, đạt 37 tỷ đồng.

Một công ty thép thực hiện 50% kế hoạch lãi năm 2024 sau 1 quý

Sau khoảng thời gian lỗ kéo dài, CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, UPCoM: TIS) đã trở lại mạch báo lãi quen thuộc trong 2 quý gần nhất.

PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 58%, tăng vốn lên 5,000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào ngày 20/04 tới.

D2D báo lãi quý 1 giảm 84%, nhưng dự kiến lãi gần 800 tỷ từ khu dân cư Lộc An giai đoạn 2

Ngay quý đầu năm 2024, CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HOSE: D2D) đã ghi nhận lãi sau thuế giảm 84% so với cùng kỳ. Cùng với đó, lượng tiền mặt giảm gần...

Bidiphar lên kế hoạch doanh thu 2,000 tỷ đồng, tiếp tục chào bán riêng lẻ cho đối tác ngoại

Công ty sản xuất thuốc ung thư duy nhất trên sàn DBD tiếp tục tiến trình chào bán riêng lẻ cho đối tác ngoại, kế hoạch doanh thu 2,000 tỷ đồng.

Chứng khoán Rồng Việt báo lãi trước thuế 138 tỷ đồng trong quý 1/2024, tăng 78% so với cùng kỳ

CTCP Chứng khoán Rồng Việt vừa công bố kết quả kinh doanh (KQKD) quý 1/2024 với doanh thu đạt 283.7 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 138.1 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98