Đức-Pháp thúc đẩy thỏa thuận về ngân sách và quỹ phục hồi kinh tế EU

30/06/2020 09:00
30-06-2020 09:00:00+07:00

Đức-Pháp thúc đẩy thỏa thuận về ngân sách và quỹ phục hồi kinh tế EU

Hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp bày tỏ hy vọng các nước thành viên EU sẽ khắc phục được những khác biệt về khoản ngân sách hàng năm trị giá hơn 1.000 tỷ euro cũng như quỹ phục hồi kinh tế hậu COVID-19.

Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc họp báo chung sau hội đàm, tại Meseberg, ngoại ô Berlin. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phóng viên tại Berlin đưa tin ngày 29/6, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang có chuyến thăm Đức.

Hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp bày tỏ hy vọng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ khắc phục được những khác biệt về khoản ngân sách hàng năm trị giá hơn 1.000 tỷ euro ( khoảng 1.200 tỷ USD) cũng như một quỹ phục hồi kinh tế hậu COVID-19 tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo của nhóm này vào tháng 7 tới.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Angela Merkel khẳng định các cuộc đàm phán cho những vấn đề này sẽ vẫn diễn ra, đồng thời bà cũng hy vọng các nhà lãnh đạo EU có thể sớm tìm ra một giải pháp ngay cả khi vẫn còn một chặng đường dài khó khăn trước mắt.

Hồi đầu tháng 6, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí rằng cần phải có hành động khẩn cấp để đưa nền kinh tế châu Âu, bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, thoát khỏi suy thoái tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Dự kiến tại hội nghị thượng đỉnh kéo dài trong hai ngày 17-18/7, các nhà lãnh đạo EU sẽ nỗ lực tìm cách khắc phục sự khác biệt thông qua đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC), qua đó hướng tới việc lập một quỹ tái thiết trị giá 500 tỷ euro để hỗ trợ trực tiếp cho những nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19, trong đó có Italy và Tây Ban Nha.

Với hơn 100.000 người chết do dịch COVID-19, EU đang rất muốn chứng tỏ tình đoàn kết sau nhiều tháng tranh cãi khiến người dân dần mất đi lòng tin cũng như đặt vị thế toàn cầu của khối trước nguy cơ.

Về phần mình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron một lần nữa nhấn mạnh quan điểm rằng lãnh đạo các nước thành viên EU sẽ có thể đạt được một thỏa thuận về ngân sách và quỹ phục hồi kinh tế của EU tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong tháng 7 này.

Ông Macron khẳng định quỹ phục hồi trị giá 500 tỷ euro trên sẽ được dùng để tài trợ trực tiếp cho các nước bị ảnh hưởng nhất. Tổng thống Pháp Macron cho biết cả ông và Thủ tướng Đức Angela Merkel đều dành sự ưu tiên tuyệt đối cho vấn đề này, đồng thời nhấn mạnh "nếu không thể tìm được tiếng nói chung cho vấn đề này thì châu Âu sẽ không thể vượt qua được thách thức."

Chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron diễn ra trước khi Đức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên EU trong nửa cuối năm 2020 và trong bối cảnh liên minh đang đứng trước một loạt thách thức như tương lai quan hệ chưa rõ ràng với Anh, việc chuyển sang một thế giới cân bằng với lượng khí thải thấp, mối quan hệ Mỹ-Trung trở nên xấu đi, đại dịch COVID-19 và tác động đối với nền kinh tế EU...

Các nước thành viên EU đang rất trông cậy vào Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, thể hiện bản lĩnh của mình khi giải quyết những thách thức trong vai trò chủ tịch của liên minh./.

Anh Đức

vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...

Những khoảng lặng ở cảng biển nhộn nhịp nhất nước Mỹ

Sự sụt giảm trong hoạt động tại cảng Los Angeles diễn ra khi các nhà nhập khẩu hàng hóa và nhà bán lẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ thương mại với...

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98