EU xem xét 'cấm cửa' người Mỹ

24/06/2020 11:28
24-06-2020 11:28:18+07:00

EU xem xét 'cấm cửa' người Mỹ

EU đang xem xét không cho người Mỹ vào khối khi các nước thành viên khôi phục kinh tế và mở lại biên giới từ 1/7.

Theo một dự thảo của Liên minh châu Âu (EU) về danh sách công dân các nước được phép vào khối này sau khi mở cửa trở lại vào 1/7, người Mỹ, Brazil và Nga, có thể bị ngăn chặn vào khu vực do không kiểm soát được Covid-19. Mỹ hiện ghi nhận hơn 2, 3 triệu ca nhiễm, trong đó 120.000 người chết, là vùng dịch lớn nhất thế giới. Động thái có thể là một đòn giáng mạnh vào cách ứng phó Covid-19 của chính quyền Tổng thống Trump.

Các nước châu Âu đang thảo luận về hai danh sách tiềm năng có thể được chấp nhận vào khối này sau khi tái mở cửa kinh tế và biên giới, dựa trên cách các quốc gia ứng phó Covid-19. Cả hai danh sách đều gồm Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển như Uganda, Cuba và Việt Nam, song đều loại trừ Mỹ và các quốc gia được coi là nguy cơ rủi ro cao vì sự lây lan của virus. Khách du lịch Mỹ và phần còn lại của thế giới tạm thời bị cấm nhập cảnh vào EU, trừ các trường hợp hồi hương hoặc đi lại thiết yếu, kể từ giữa tháng 3.

Du khách tại sân bay Adolfo Suarez-Barajas, Madrid, Tây Ban Nha, ngày 21/6. Ảnh: AP.

Dự định cấm người Mỹ vào EU cũng phản ánh một phần diễn biến của dịch bệnh. Hồi tháng 3, khi châu Âu là tâm dịch, Tổng thống Trump đã khiến các nhà lãnh đạo khu vực này tức giận khi ông cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với hầu hết các quốc gia EU. Trump giải thích rằng đây là động thái cần thiết để bảo vệ nước Mỹ, ở thời điểm đó ghi nhận khoảng 1.1000 ca nhiễm nCoV và 38 ca tử vong.

Cuối tháng 5 và đầu tháng 6, ông Trump cho biết châu Âu đang có những tiến bộ trong ứng phó Covid-19 và một số hạn chế có thể được dỡ bỏ, nhưng kể từ đó, chính quyền Trump vẫn chưa có động thái mới nào. Hiện châu Âu phần lớn đã kiềm chế được sự bùng phát dịch bệnh và nước Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới cũng ghi nhận số ca nhiễm ít hơn trong tuần qua.

Tuy nhiên, việc cấm du khách Mỹ tới EU có thể gây ảnh hưởng đáng kể về kinh tế, văn hóa và địa chính trị. Theo ước tính, hàng triệu khách du lịch Mỹ tới châu Âu vào mỗi mùa hè, chưa kể, lượng người đi công tác cũng rất phổ biến do quan hệ kinh tế khăng khít giữa Mỹ và EU. Song các quan chức châu Âu tham gia đàm phán về danh sách các công dân được nhập cảnh vào khối cho rằng rất khó có thể có ngoại lệ với Mỹ, bởi họ đã xây dựng danh sách dựa trên các yếu tố "khoa học và phi chính trị nhất có thể".

Các quan chức EU cho biết thêm Mỹ vẫn có thể được thêm vào danh sách, được sửa đổi hai tuần một lần, dựa trên tỷ lệ nhiễm mới được cập nhật. Hiện chưa rõ các quan chức Mỹ đã biết thông tin trên hay chưa. Danh sách được các quan chức EU tham gia thảo luận chia sẻ với NYTimes và được xác nhận bởi một số quan chức khác tham gia đàm phán.

Đi lại và thương mại tự do giữa các thành viên EU là nguyên tắc cốt lõi của khối này, nhưng nguyên tắc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Một số biên giới nội bộ trên thực tế vẫn đóng cửa.

Sau khi các nhà ngoại giao EU thống nhất, danh sách cuối cùng sẽ được đưa ra trước ngày 1/7. Song các quan chức châu Âu cảnh báo bất kỳ thành viên nào trong số 27 nước không tuân thủ, có thể dẫn tới việc phải thảo luận lại.

Lý do được đưa ra là nếu biên giới nội bộ mở nhưng các quốc gia thành viên không tuân thủ các quy tắc, du khách từ những quốc gia không được chấp thuận vào khối vẫn có thể đến một quốc gia châu Âu, sau đó đi sang các nước EU khác mà không bị phát hiện. Quá trình thống nhất vấn đề này rất khó khăn, do đó, các nhà ngoại giao từ tất cả các quốc gia thành viên EU đã tham gia nhiều cuộc họp kéo dài nhiều giờ trong vài tuần qua.

Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19 sau khi dịch khởi phát vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc, khiến gần 9,4 triệu người nhiễm, gần 480.000 người tử vong.

Mai Lâm (Theo NYTimes)

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...

Tập đoàn bán lẻ Auchan SA của Pháp bán các tài sản tại Nga

Ngày 12/4, công ty Các Gallery Thương mại đã trở thành chủ sở hữu mới các siêu thị của Auchan. Chủ sở hữu chính của doanh nghiệp này là ông Tagir Shaimardanov.

Giá dầu leo thang sẽ càng làm kinh tế khó khăn hơn

Giá dầu đã liên tục bứt phá trong những tuần qua do xung đột địa chính trị leo thang và tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Việc giá dầu tăng cao đang thổi bùng nỗi lo...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98