EVN đang ghi số điện như thế nào?

26/06/2020 09:51
26-06-2020 09:51:04+07:00

EVN đang ghi số điện như thế nào?

Hiện gần một nửa số hộ trên cả nước vẫn được theo dõi bằng công tơ cơ - thiết bị cần sự can thiệp của con người nên vẫn có thể sai sót.

* 101 lý do khiến tiền điện tăng vọt

* EVN lập đoàn kiểm tra, xác minh tiền điện tăng vọt

Chia sẻ với chúng tôi, ông Võ Quang Lâm - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, hiện cả nước có gần 27 triệu hộ dùng điện, nhưng mới có 54% dùng công tơ điện tử - loại cho phép ghi số điện tự động. Riêng tại TP Hà Nội, tỷ lệ công tơ điện tử là 72%, toàn bộ các quận nội thành đã chuyển đổi từ công tơ cơ khí sang công tơ điện tử.

Với công tơ điện tử, việc ghi chỉ số điện được thực hiện tự động bằng thiết bị đo xa và đo gần.

Với công tơ điện tử đo xa, hàng ngày dữ liệu sử dụng điện của hộ gia đình sẽ được truyền trực tiếp về máy chủ trung tâm dữ liệu và người sử dụng điện có thể tra cứu sản lượng dùng trên website chăm sóc khách hàng của tổng công ty điện lực các khu vực. Chẳng hạn, tại Hà Nội, khách hàng truy cập vào http://cskh.evnhanoi.com.vn/, đăng nhập bằng mã khách hàng là số hợp đồng mua bán đã ký với ngành điện và nhập mật khẩu để theo dõi chỉ số hàng ngày. 

Nhân viên ngành điện đo công tơ điện tử bằng thiết bị đo từ xa sáng 25/4. Ảnh: Anh Minh.

Với công tơ điện tử đo gần, chỉ số sẽ đo đếm vào ngày cố định hàng tháng thông qua thiết bị đo xa HHU. Công nhân điện lực phải tới gần công tơ và thu thập dữ liệu qua thiết bị này, dữ liệu sau đó được truyền về máy chủ. Tại Hà Nội, khoảng 20% công tơ điện tử được đo đếm theo cách này. 

Sở dĩ có loại "đo xa" và "đo gần", theo giải thích của EVN, là tùy công nghệ đi kèm của loại công tơ điện tử nhập về theo từng giai đoạn, thời kỳ. Tuy nhiên, dù công nghệ nào thì với loại công tơ điện tử này, công nhân điện lực không phải ghi - sao chép thủ công số điện.

Với công tơ cơ khí, công nhân điện lực phải trực tiếp ghi chỉ số bằng ảnh chụp qua camera, truyền vào phần mềm máy tính bảng. Ảnh chụp này hiển thị rõ ngày, giờ thu thập dữ liệu. 

Dữ liệu sau khi công nhân thu thập được sẽ được nhập lên phần mềm quản lý, bộ phận điều hành sẽ xuất toàn bộ bảng kê công tơ, trường hợp bất thường sẽ gửi về đội quản lý điện lực để phúc tra. Sau khi hoàn tất phúc tra, đội quản lý xác nhận số liệu và phòng kinh doanh các công ty điện lực ký bảng kê, lập hoá đơn trên phần mềm (CMIS). 

Công nhân điện lực Hà Nội ghi chỉ số điện tại khu vực còn sử dụng công tơ cơ, bằng camera và phần mềm máy tính bảng. Ảnh: Anh Minh

Sau khi lập hóa đơn, công ty điện lực sẽ gửi tin nhắn SMS tới toàn bộ khách hàng số tiền phải trả trong tháng và các khách hàng có sản lượng điện sử dụng tăng bất thường từ 1,3 lần trở lên để đối chiếu, tra soát. 

Theo EVN, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bộ phận trong dây chuyền (ghi chỉ số, kiểm tra, phúc tra chỉ số công tơ, lập hoá đơn tiền điện, thu tiền điện, giải quyết khiếu nại...) được phân cấp và giao nhiệm vụ cụ thể với từng bộ phận. 

Với toàn bộ quá trình ghi, đo đếm chỉ số công tơ như trên, theo Tiến sĩ Bùi Xuân Hồi (Giảng viên bộ môn Kinh tế Năng lượng - Đại học Bách Khoa Hà Nội), khó có kẽ hở với quy trình này vì người ghi số độc lập với người nhập dữ liệu vào hệ thống, bộ phận lập, in hoá đơn... 

Tuy nhiên thực tế vừa qua vẫn xảy ra những sai sót trong khâu ghi, đo đếm chỉ số công tơ tại Quảng Ninh, Quảng Bình, Nghệ An... khiến hoá đơn tiền điện khi tới tay khách hàng tăng vọt vài chục lần so với tháng trước đó. 

Giải thích điều này, ông cho rằng, ở các khu vực đã chuyển đổi sang công tơ điện tử thì sai số của loại công tơ này rất thấp. Nhưng sai sót vẫn có thể xảy ra với khu vực vẫn sử dụng công tơ cơ, tức là dữ liệu ghi chỉ số được nhân viên điện lực thực hiện thủ công. "Song số lượng này không lớn", ông nhận xét.

Ông Hồi nói thêm, sai lệch trong đo đếm, ghi chỉ số công tơ, thực chất là mặt trái của giá điện bậc thang. Chẳng hạn, kỳ ghi chỉ số hoá đơn là 30 ngày, ngành điện phải tuân thủ đúng 30 ngày, sai lệch 1-2 ngày thì người tiêu dùng sẽ phải trả ở bậc thang giá cao cho các số điện trong khoảng thời gian này. "Biểu giá bậc thang tính luỹ tiến đòi hỏi quá trình đo đếm phải chính xác", ông nói. 

Khách hàng đã được thay thế sang công tơ điện tử có thể theo dõi chỉ số tiêu thụ điện hàng ngày tại website chăm sóc khách hàng của điện lực. Ảnh: Anh Minh.

Tuy nhiên theo ông Trần Đình Long - Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, ngành điện nên đẩy nhanh việc thay thế công tơ điện tử. "Khi chuyển sang công tơ điện tử, đo đếm từ xa và tự động, các sai sót sẽ được khắc phục", ông nhìn nhận.

EVN cũng coi đây là giải pháp để minh bạch hóa chỉ số tiêu thụ điện. Lộ trình từ nay đến năm 2025, các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM và địa bàn quản lý của Tổng công ty Điện lực miền Trung sẽ được thay thế sang 100% công tơ điện tử. Điện lực miền Bắc và miền Nam sẽ thay thế 100% công tơ điện tử ở các thị trấn, thị xã; còn các khu vực khác là 50%. 

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của mình, ông Trần Đình Long cho rằng, khách hàng có thể lắp thêm một công tơ riêng bên cạnh công tơ của ngành điện, để giám sát việc ghi chỉ số điện hàng tháng. 

Về việc này,ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh EVN lưu ý, tất cả các thiết bị đo đều có sai số, và đó là sai số cho phép, theo quy định về tiêu chuẩn đo lường.

Chẳng hạn, công tơ của một khách hàng đang sử dụng sai số là 1%, nghĩa là mức độ chính xác của công tơ này là +1 hoặc – 1 (sai số đo đếm). Vì vậy, khi lắp 2 công tơ mà có một công tơ sai số là 0,5%, một công tơ 0,1% thì sai số có thể chấp nhận được. Nhưng sử dụng lâu dài sẽ dẫn tới sai số tích luỹ. 

Anh Minh

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vụ Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam: Cấm xuất cảnh bà Nguyễn Thị Út Em

Cơ quan chức năng TP HCM đang thực hiện biện pháp cấm xuất cảnh đối với bà Nguyễn Thị Út Em do nợ thuế thu nhập cá nhân

Vụ 4 tiếp viên hàng không vận chuyển ma tuý: Tiền giao dịch ma túy trên 25.000 tỉ đồng

Để ngăn ngừa và triệt phá các vụ án ma túy lớn, Công an TP HCM triển khai nhiều giải pháp.

Vé số Vietlott lên cơn sốt khi giải Jackpot 1 sắp chạm ngưỡng 300 tỉ đồng

Người dân tiếp tục đổ xô mua vé số Power 6/55 khi giá trị của giải Jackpot 1 sắp chạm ngưỡng 300 tỉ đồng vào kỳ quay số ngày 26-3.

TPHCM tiêu hủy gần 3,500 sản phẩm hàng hóa giả mạo thương hiệu, không rõ nguồn gốc

Ngày 24/03, Cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, Đội Quản lý thị trường số 9, Cục Quản lý thị trường TPHCM đã giám sát thực hiện việc tiêu hủy hàng hóa đối với...

Hàn Quốc: Nhà hàng và quán ăn được phép bán rượu theo ly từ tháng 4 năm nay

Bản sửa đổi liên quan đến việc sửa đổi nghị định thực thi giấy phép rượu tại Hàn Quốc đề xuất cho phép bán các loại rượu như soju, loại đồ uống có cồn chưng cất...

Nhiều vụ vi phạm hàng giả tại TP.HCM

Cửa hàng thiết bị gia dụng thông minh "Ông trùm nội trợ" tại quận Gò Vấp (TP HCM) kinh doanh 44 đơn vị sản phẩm hàng điện gia dụng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu...

Cảnh báo người dùng Việt về chiến dịch lừa đảo trực tuyến qua email mới

Bên cạnh thông tin 6 hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam tuần qua, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cũng lưu ý người dùng Việt về chiến dịch...

Vụ Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam: Sở GD-ĐT TP HCM nói "đây là vấn đề lớn"

Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã thành lập đường dây nóng, tiếp nhận phản ánh, tổ xử lý đơn thư liên quan đến Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam.

Luật hóa trách nhiệm của người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm

Dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố gần đây quy định người nổi tiếng khi thực hiện quảng cáo sản phẩm phải chịu trách...

Sự thật bất ngờ về 'thịt bò Kobe thượng hạng' bán la liệt với giá siêu rẻ

Thịt bò Kobe vân cẩm thạch đậm vị tan mềm khi ăn hay bò Kobe thượng hạng về lô mới... là thông tin được rao bán la liệt trên "chợ mạng". Tiểu thương khẳng định "là...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98