Hà Nội xin giữ tiền thoái vốn doanh nghiệp làm đường sắt đô thị 100.000 tỉ đồng

01/06/2020 11:28
01-06-2020 11:28:00+07:00

Hà Nội xin giữ tiền thoái vốn doanh nghiệp làm đường sắt đô thị 100.000 tỉ đồng

Chính phủ trình Quốc hội xin cho Hà Nội giữ lại toàn bộ số tiền cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp. Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, toàn bộ số tiền sẽ được dùng đầu tư 2 dự án đường sắt đô thị.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung. ẢNH: GIA HÂN

Sáng 1.6, Ủy ban Thường vụ QH (UBTV QH) tiếp tục phiên họp 45 (đợt 2), xem xét tờ trình của Chính phủ về dự thảo nghị quyết của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với TP.Hà Nội.

Ngoài những chính sách đã được Ủy ban Thường vụ QH thống nhất trình ra QH tại phiên họp 44 hồi tháng 4, UBND TP.Hà Nội đề nghị bổ sung 3 chính sách đặc thù: HĐND TP.Hà Nội quyết định một số khoản thu phí (ban hành danh mục, tăng mức); ngân sách TP.Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất; ngân sách TP.Hà Nội được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp (DN) nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các DN của TP.

Báo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách do Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đức Hải cho biết, theo luật Ngân sách nhà nước 2017, các khoản thu từ CPH, thoái vốn DN là nguồn thu ngân sách mà TP được hưởng 100%. Tuy nhiên, do quá trình CPH, thoái vốn diễn ra từ trước năm 2017 nên số khoản đã thu hồi vẫn do UBND TP quản lý. Do đó, Ủy ban Tài chính - Ngân sách này đồng ý với đề xuất này của Chính phủ.

Tuy nhiên, Ủy ban này đề nghị Chính phủ rà soát lại một số văn bản quy định về việc sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, CPH, thoái vốn đầu tư tại các DN nhà nước do UBND tỉnh, TP. là đại diện chủ sở hữu để sửa đổi cho thống nhất với luật Ngân sách nhà nước hoặc các khoản thu này theo quy định của luật Ngân sách nhà nước là 100% của thu ngân sách địa phương thì không quy định lại trong nghị quyết này.

Hai dự án đường sắt đô thị trị giá hơn 100.000 tỉ đồng

Thảo luận sau đó, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đồng ý việc cho phép Hà Nội giữ lại khoản tiền CPH, thoái vốn tại DN của TP vì rằng, việc chuyển khoản tiền này về Ủy ban Quản lý nhà nước (SCIC) là “vô lý”. Bà Ngân cũng cho biết, bà từng nhiều lần nêu vấn đề này, kể cả tại các cuộc họp cấp cao hơn.

Phát biểu sau đó, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện nếu tính tổng tài sản CPH DN thì Hà Nội còn khoảng 25.000 tỉ đồng theo giá trị vốn. “Thời gian vừa qua thực hiện CPH, TP đã thu được 11.000 tỉ đồng nhưng mấy năm qua cũng giữ lại không nộp về quỹ Tài chính của SCIC”, ông Chung nói và cho biết, các lão thành nhiều thế hệ cho rằng đây là tiền do TP đầu tư nên phải giữ lại. Vì vậy, "nếu lần này QH quyết định được việc này thì các cụ lão thành rất phấn khởi".

Về mục đích sử dụng số tiền xin giữ lại này, Chủ tịch QH cho biết, Hà Nội xin QH để xây dựng đường sắt đô thị. Theo ông Chung, hiện Hà Nội đang triển khai 2 dự án đường sắt đô thị, dự kiến trình QH vào tháng 10 tới. Theo đó, tuyến đường sắt ga Hà Nội - Hoàng Mai trị giá hơn 40.000 tỉ đồng và tuyến đường sắt số 5 từ Văn Cao đi Hòa Lạc trị giá 66.000 tỉ đồng.

“Cả 2 dự án xây dựng hoàn toàn bằng vốn của Hà Nội. Một là lấy từ nguồn vốn CPH, hai là vốn từ ngân sách TP trong 5 năm bỏ ra 15.000 tỉ đồng và thứ 3 là phát hành trái phiếu”, ông Chung nêu.

Kết luận phiên thảo luận, Phó chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cho biết, đồng ý trình QH đề xuất này. Tuy nhiên, ông Hiển nói, việc TP.Hà Nội dùng số tiền này vào việc gì là theo thẩm quyền của HĐND TP. “Lưu ý, mức đó vượt quá mức đầu tư của dự án nhóm A, thuộc về công trình trọng điểm thì phải xin ý kiến QH, đó là quy định của luật”, ông Hiển nói.

6 chính sách đặc thù của Hà Nội được Ủy ban Thường vụ đồng ý trình ra Quốc hội tại phiên họp 44

- Nâng mức trần nợ vay từ 70% lên 90% trên nguyên tắc Thủ đô phải đảm bảo khả năng trả nợ;

- Cho phép tạm ứng quỹ Dự trữ tài chính của TP. để đầu tư hạ tầng và bảo đảm thu hồi trong thời hạn 36 tháng;

- Được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi các dự án đầu tư phát triển và chi thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội;

- Cho phép sử dụng kinh phí thường xuyên của một số đơn vị do tiết kiệm được để đầu tư công trình nhỏ mang tính chất xây dựng cơ bản, không phải theo quy trình của luật Đầu tư công;

- Cho phép sử dụng ngân sách cấp TP hỗ trợ các địa phương khác (trong nước) để đầu tư xây dựng một số công trình phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo chương trình hợp tác giữa thủ đô và các địa phương;

- Giao cho HĐND quyết định về cơ cấu ngân sách sử dụng cho giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ.

Lê Hiệp

Thanh Niên





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98