Hàng hóa Trung Quốc tắc nghẽn tại cảng Ấn Độ

30/06/2020 15:22
30-06-2020 15:22:54+07:00

Hàng hóa Trung Quốc tắc nghẽn tại cảng Ấn Độ

Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chờ nhiều ngày tại cảng Ấn Độ vẫn chưa được thông quan, gây lo ngại căng thẳng biên giới làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

* Quyết tẩy chay hàng Trung Quốc, Ấn Độ chấp nhận thiệt hại kinh tế?

* Kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ phụ thuộc nhau như thế nào

Ấn Độ mua của Trung Quốc rất nhiều nguyên liệu thô để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, từ các hoạt chất dược phẩm đến linh kiện điện thoại di động. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng những hàng hóa này đang bị đình trệ và các công ty cũng không chắc chắn đâu là nguyên nhân.

"Hải quan vẫn chưa cho phép thông quan hàng hóa đến từ Trung Quốc. Họ chưa đưa ra lý do nào cả", Dinesh Dua - Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Dược phẩm Ấn Độ cho biết, "Đã 5 ngày rồi. Chúng tôi không có nguồn hàng nào khác ngoài Trung Quốc".

Dua hiện cũng là CEO Nectar Lifesciences. Ông cho biết đã viết thư gửi các bộ liên quan để tìm sự giúp đỡ. Công ty của ông đang phải thanh toán 350.000 rupee (4,630 USD) phí lưu bãi mỗi ngày. Đây cũng là lo ngại của nhiều hãng sản xuất đồ điện tử. Họ không biết phải vận hành nhà máy thế nào khi gần đây mới được mở cửa trở lại sau phong tỏa.

Xe container tại cảng Jawaharlal Nehru (Ấn Độ). Ảnh: Bloomberg

"Tôi có 5 kiện hàng đang bị tắc lại", Sudhir Hasija - Chủ tịch Karbonn Mobiles cho biết, "Chính phủ đã thu thuế nhập khẩu và thuế hàng hóa - dịch vụ (GST). Việc kiểm tra hàng cũng hoàn tất rồi. Giờ tôi được thông báo là họ còn chờ hướng dẫn thông quan, mà không biết từ ai. Tôi chẳng nhận được thông tin gì hết".

Ấn Độ nhập khẩu gần 70% thuốc và hoạt chất trung gian để sản xuất thuốc từ Trung Quốc. Họ mua 37% linh kiện điện tử, 45% thiết bị điện tử và 44% linh kiện điều hòa, tủ lạnh từ nước này. Năm ngoái, Ấn Độ nhập khẩu 69 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc và xuất khẩu 18 tỷ USD sang đây.

Quy mô thương mại lớn khiến các doanh nghiệp lo lắng họ trở thành nạn nhân cuộc chiến thương mại đang âm ỉ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Bloomberg trích lời một nguồn tin thân cận cho biết Ấn Độ đang lên kế hoạch siết kiểm soát chất lượng và tăng thuế nhập khẩu với hàng hóa từ Trung Quốc. Hôm qua, họ cũng cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc, với lý do đe dọa an ninh quốc gia.

Nitin Gadkari - lãnh đạo phụ trách doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ấn Độ cuối tuần trước cho biết việc chặn hàng nhập khẩu Trung Quốc tại cảng có thể gây ra thiệt hại cho các doanh nghiệp Ấn Độ đã đặt hàng từ trước xung đột biên giới. Họ đang làm việc với bộ tài chính và thương mại Ấn Độ để giải quyết vấn đề này.

Ít nhất 6 doanh nghiệp trên khắp Ấn Độ đã bị ảnh hưởng từ việc đình trệ này, Daara Patel - Tổng thư ký Hiệp hội Các hãng dược Ấn Độ cho biết. Các công ty "rất lo lắng về quan điểm của hải quan trên cả nước".

Hiệp hội Các nhà sản xuất Xe hơi Ấn Độ cũng cảnh báo việc tắc nghẽn tại cảng có thể ảnh hưởng đến các hãng sản xuất. Hasija nói rằng các công ty giao nhận đã từ chối chở nguyên liệu liệu từ Trung Quốc sang do không có chỗ trống để chứa.

Pankaj Mohindroo - Chủ tịch Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn Độ cho biết họ đang nói chuyện với chính phủ để giải quyết tình trạng này. "Chúng tôi được trấn an rằng chính phủ không muốn có bất kỳ gián đoạn nào trong giai đoạn này, và họ sẽ hành động dựa trên lợi ích của ngành và quốc gia", ông nói.

Hà Thu

Vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...

Những khoảng lặng ở cảng biển nhộn nhịp nhất nước Mỹ

Sự sụt giảm trong hoạt động tại cảng Los Angeles diễn ra khi các nhà nhập khẩu hàng hóa và nhà bán lẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ thương mại với...

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98