Không điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2020

15/06/2020 21:30
15-06-2020 21:30:11+07:00

Không điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2020

Quốc hội thống nhất chưa điều chỉnh các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2020, trong đó có chỉ tiêu GDP tăng 6,8%.

Kết luận phiên thảo luận kinh tế xã hội chiều 15/6, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói "Quốc hội thống nhất chưa điều chỉnh các mục tiêu kinh tế, xã hội 2020" theo Nghị quyết của Quốc hội, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2020. 

Nói trước Quốc hội, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư cho biết, việc không điều chỉnh này cũng là kết luận của Bộ Chính trị ngày 5/6 sau khi đánh giá tình hình. 

Thay vào đó, Chính phủ sẽ chủ động điều hành các chính sách tiền tệ, tài khoá, thương mại, đầu tư và các chính sách khác để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và bảo đảm an sinh xã hội. Ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công phù hợp với thực tế. 

Tuy nhiên, ông Phùng Quốc Hiển đề nghị: "Giảm thu phải tương ứng với giảm chi. Tăng cường tiết kiệm chi, giảm 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước; tiết kiệm 10% chi thường xuyên khác năm 2020". 

Trường hợp sau khi tiết kiệm các nguồn nhưng còn khó khăn, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu ngân sách tại kỳ họp thứ 10 vào cuối năm 2020. 

Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Tuy nhiên về tăng trưởng kinh tế, ông Dũng cho rằng, "chưa thể tăng trưởng cao trở lại trong quý II" do sức mua trong nước vẫn thấp, doanh nghiệp còn khó khăn. 

Trước đó, tại báo cáo gửi Quốc hội ngày 11/6, Chính phủ cũng đưa ra hai kịch bản tăng trưởng GDP năm nay. Với kịch bản GDP khoảng 4,5%, thu ngân sách dự kiến giảm khoảng 163.000 tỷ đồng, bội chi không quá 309.800 tỷ đồng, tương ứng khoảng 4,73% GDP và nợ công khoảng 55,5% GDP.

Ở kịch bản GDP tăng khoảng 3,6%, thu ngân sách dự kiến giảm 190.000 tỷ, bội chi là 324.800 tỷ đồng, tương ứng khoảng 5,02% GDP; nợ công khoảng 56,4% GDP.

Cả hai kịch bản này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trong phần giải trình trước Quốc hội hôm nay (15/6) cho rằng, "thu ngân sách Nhà nước sẽ không đạt dự toán".

Theo Luật Ngân sách Nhà nước, nếu thu ngân sách không đạt dự toán, các cấp ngân sách phải rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi. Dù vậy, bội chi ngân sách Nhà nước bình quân 5 năm vẫn thấp hơn 3,9% và nợ công vẫn dưới 65% GDP, đáp ứng các yêu cầu Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 25 của Quốc hội.

Trong khi đó, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại biểu tỉnh Thái Bình nói "chưa thật yên tâm với các giải pháp Chính phủ đưa ra để đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay". 

Theo ông, ngoài chủ trương thúc đẩy đầu tư công, các chính sách tài khoá khác vẫn dè dặt khi chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc giãn, hoãn thời hạn nộp thuế, phí cho doanh nghiệp. "Trong điều kiện tuyệt đại bộ phận các doanh nghiệp làm ăn không có lãi thì việc tại kỳ họp này Quốc hội quyết định cắt giảm 30% thuế thu nhập cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thì cũng chẳng có thêm ý nghĩa gì nhiều", ông Lộc nhận xét.

Ông đề nghị kéo dài thời gian giãn, hoãn các khoản thuế, phí tới 12 tháng cho doanh nghiệp, thay vì chỉ 3 hay 6 tháng hiện nay. Chủ tịch VCCI cũng góp ý Chính phủ, Bộ Tài chính có thể nghiên cứu sử dụng chính sách tài khoá ngược chu kỳ để đối phó với dịch bệnh, tức là giảm nợ công trong giai đoạn kinh tế phát triển thuận lợi để tăng nợ công trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

Nhận xét "mục tiêu tăng trưởng 6,8% năm 2020 là thách thức lớn, khó đạt được", ông Phan Thái Bình, đại biểu tỉnh Quảng Nam đề nghị "nhìn thẳng vào sự thật, thực trạng kinh tế xã hội và đưa ra dự báo sát thực nhất". 

Với hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Chính phủ dự kiến đưa ra, ông Bình nhìn nhận, đều có thể xảy ra. "Dù xảy ra ở kịch bản nào GDP của chúng ta chắc chắn đều không đạt được theo mục tiêu đề ra và những cân đối lớn về ngân sách, bội chi, nợ công... đều có thể không đảm bảo", ông lo lắng. 

Anh Minh

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sở Nội vụ TP.HCM thông tin về việc sắp xếp cán bộ cấp huyện khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Từ 1/7, TP.HCM sẽ không còn cấp huyện. Trước mắt, Thành phố sẽ chuyển 100% biên chế cấp huyện bố trí biên chế cấp xã.

Hướng dẫn mới nhất của Quốc hội về kiện toàn bộ máy sau sắp xếp đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành hướng dẫn cụ thể về tổ chức, hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp sau sáp nhập các tỉnh thành, bỏ cấp huyện...

Quốc hội thông qua phương án cả nước còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, có hiệu lực ngay

Kể từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố...

Hợp nhất tỉnh thành: Không chỉ là phép cộng diện tích, dân số mà còn là phép nhân của GDP

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, để đạt mục tiêu tăng GDP theo cấp số nhân từ việc hợp nhất tỉnh, thành cần có sự đầu tư, trong đó, cần có thể chế đủ rộng, một thể...

Chính quyền địa phương 2 cấp sẽ vận hành từ 1/7/2025: Cả hệ thống chính trị đều đang nỗ lực

Một cuộc “cách mạng” được ví như tái cấu trúc toàn diện từ không gian lãnh thổ đến thể chế, bộ máy, con người... đang được gấp rút triển khai với mốc thời gian cụ...

Chính thức trình Quốc hội lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp Việt Nam kết nối thị trường tài chính toàn cầu, thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài; tận dụng cơ hội dịch chuyển dòng vốn...

Cấp tỉnh sau sắp xếp có thể sớm chính thức bắt đầu hoạt động từ 01/07/2025

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội đề nghị Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 có hiệu lực thi hành ngay từ ngày được Quốc hội biểu...

Chủ tịch Quốc hội: Phân cấp phải giám sát, không để cấp tỉnh muốn làm gì thì làm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý việc phân cấp, phân quyền cho cấp tỉnh về quy hoạch.

UOB duy trì dự báo tăng trưởng GDP 2025 ở mức 6%, VND hồi phục từ quý 4

UOB duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6% trong năm 2025 và 6.3% trong năm 2026. Riêng trong quý 2 và 3/2025, tăng trưởng GDP dự kiến đạt lần lượt...

Nhiều tỉnh, thành chốt phương án nhân sự sau sáp nhập

Đến nay, nhiều tỉnh, thành thuộc diện sáp nhập đã hoàn tất phương án nhân sự chủ chốt sau sáp nhập, bao gồm tỉnh Quảng Trị, Gia Lai...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98