Không sửa luật Đất đai trong năm 2020, chuyển sang Quốc hội khóa sau

10/06/2020 15:44
10-06-2020 15:44:10+07:00

Không sửa luật Đất đai trong năm 2020, chuyển sang Quốc hội khóa sau

Việc sửa luật Đất đai được rút ra lần thứ 2 khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Quốc hội khóa 14. Việc sửa đổi đạo luật quan trọng này sẽ được chuyển sang khóa 15.

Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội. Ảnh: Gia Hân

Chiều 10.6, với 454/460 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh chương trình năm 2020.

Theo đó, nghị quyết của Quốc hội quyết định rút luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đất đai khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, đồng thời cũng chưa đưa vào chương trình năm 2021.

Giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, một số đại biểu tán thành rút luật Đất đai khỏi chương trình năm 2020 nhưng đề nghị đưa vào chương trình năm 2021 để sớm sửa đổi, khắc phục các vướng mắc, bất cập.

Cũng có ý kiến đề nghị bổ sung nghị quyết về giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành luật Đất đai vào chương trình năm 2020.

Tuy nhiên, theo ông Tùng, Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự án luật này được Quốc hội quyết định đưa vào chương trình năm 2019, sau đó được điều chỉnh sang chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5.2020) nhằm thể chế hóa Nghị quyết T.Ư 5 (khóa XII) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sau đó, Chính phủ đã chỉ đạo và thành lập ban soạn thảo do Bộ Tài nguyên - Môi trường chủ trì. Tuy nhiên, đây là dự án quan trọng, có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Quá trình nghiên cứu sửa đổi luật còn một số vấn đề phức tạp, cần có thêm thời gian tổng kết kỹ lưỡng, như: các vấn đề về kinh tế, tài chính đất đai; khung giá đất; thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng, giải quyết hài hòa lợi ích của nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; tập trung, tích tụ đất nông nghiệp và an ninh lương thực; quản lý đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp; quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh; chế độ quản lý, sử dụng đất để xây dựng căn hộ, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp với lưu trú; chính sách quản lý, sử dụng đất tôn giáo; việc sử dụng đất có yếu tố nước ngoài…

Hơn nữa, trong bối cảnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sắp tới sẽ thông qua các văn kiện quan trọng mang tính định hướng chiến lược toàn diện, đầy đủ và có tính chất lâu dài về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cho giai đoạn mới, trong đó có các chính sách mới về đất đai.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho rút dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đất đai ra khỏi chương trình.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tiếp tục khẩn trương tiến hành nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề xuất sửa đổi luật Đất đai (không phải sửa đổi, bổ sung một số điều); có hình thức thích hợp lấy ý kiến nhân dân, các đối tượng chịu sự tác động của chính sách nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và các nghị quyết, kết luận khác của T.Ư, xây dựng hồ sơ dự án luật để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung vào chương trình năm 2021, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (tháng 10.2021).

Liên quan đề nghị, bổ sung dự thảo nghị quyết về giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành luật Đất đai, qua thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội và xem xét hồ sơ đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, các nội dung đề xuất về bản chất là sửa đổi luật Đất đai; việc ban hành nghị quyết này có tác động đến đời sống kinh tế - xã hội tương tự như việc sửa đổi, bổ sung luật Đất đai. Do đó, tại thời điểm hiện nay, đề nghị Quốc hội cho phép không bổ sung nghị quyết này vào chương trình năm 2020 để tập trung nghiên cứu, sửa đổi luật.

Lê Hiệp

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Không được yêu cầu người dân chỉnh lý giấy tờ đất đai sau sáp nhập

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường, sau sáp nhập, các giấy tờ về đất đai còn hiệu lực vẫn tiếp tục sử dụng, chính quyền không được yêu cầu người dân chỉnh lý.

TPHCM ban hành quy trình 7 bước cải tạo chung cư cũ

TPHCM sẽ tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mới có đủ năng lực thay thế những đơn vị không còn phù hợp pháp lý hoặc chậm triển khai, đặc biệt tại các dự án do...

Tự ý xây nhà vượt diện tích đất ở có được chuyển đổi để cấp sổ đỏ?

Người sử dụng đất tự ý xây nhà vượt quá diện tích đất ở trên sổ đỏ, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất là hành vi vi phạm sẽ bị phạt hành chính và cần chuyển mục đích...

Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp

Tại Nghị định số 140/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng...

Cách xác định đất nông nghiệp trong khu dân cư để chuyển sang đất ở

Theo Luật Đất đai 2024, căn cứ để chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân...

Chi tiết thời gian nộp nghĩa vụ tài chính về đất ở TPHCM

Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ thời điểm định giá đất cụ thể, cơ quan có chức năng quản lý đất đai chuẩn bị hồ sơ. Trường hợp qua rà soát mà hồ sơ pháp lý...

Đề xuất bỏ quy định nộp tiền đất bổ sung để khơi thông nguồn cung nhà ở

HoREA kiến nghị bỏ quy định áp mức thu tiền đất bổ sung 5,4% trên số tiền đất phải nộp trong thời gian chưa tính xong tiền đất nhằm gỡ vướng cho doanh nghiệp, giảm...

Lưu ý khi làm cấp đổi sổ đỏ, tách - nhập thửa đất cùng lúc tránh đi lại nhiều lần

Theo quy định hiện hành, khi người dân có nhu cầu thực hiện đồng thời nhiều thủ tục đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất, cơ quan giải quyết thủ tục có trách...

Hải Phòng dừng chuyển đổi mục đích đất ở với hộ gia đình, cá nhân

Một số địa phương tại TP Hải Phòng xuất hiện tình trạng chuyển đổi mục đích đất ở không đúng quy định, đặc biệt trong giai đoạn hợp nhất tỉnh, sắp xếp xã và bỏ...

Tiền đất bổ sung: Lỗi không do doanh nghiệp, nhưng lại phải chịu trận?

Doanh nghiệp cho rằng việc dự án chưa được định giá đất nhưng vẫn phải nộp bổ sung tiền sử dụng đất với mức 5,4% là bất hợp lý.

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98