Ngân hàng trung ương Iran bơm ngoại tệ để ổn định đồng nội tệ

28/06/2020 21:45
28-06-2020 21:45:00+07:00

Ngân hàng trung ương Iran bơm ngoại tệ để ổn định đồng nội tệ

Đồng rial đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay, trong bối cảnh Iran phải chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và cuộc khủng hoảng từ đại dịch COVID-19.

Kinh tế Iran rơi vào tình trạng khủng hoảng do trừng phạt. (Ảnh: Bloomberg)

Thống đốc Ngân hàng trung ương Iran (CBI) Abdolnaser Hemmati thông báo, cơ quan này đã bơm hàng trăm triệu USD để ổn định thị trường tiền tệ, sau khi đồng nội tệ rial giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tuần qua.

Trên mạng Instagram, Thống đốc Hemmati cho biết trong vài ngày qua, hàng trăm triệu USD đã được đưa vào thị trường thông qua các tổ chức môi giới liên kết với CBI. Theo ông Hemmati, động thái này đã giúp phá vỡ kế hoạch của những đối tượng cố tình gây bất ổn cho thị trường ngoại hối.

Đồng rial đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay trong phiên giao dịch ngày 23/6, sau đó đã phục hồi nhẹ. Đồng nội tệ của Iran phải chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và cuộc khủng hoảng từ đại dịch COVID-19.

Các quan chức Iran từng cho hay họ đã bỏ chính sách bơm lượng lớn ngoại tệ mạnh để hỗ trợ đồng rial kể từ năm 2018 - thời điểm đồng tiền này mất khoảng 75% giá trị sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và tái áp đặt trừng phạt.

Trong khi đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định nước này đang trải qua năm khó khăn nhất do các lệnh trừng phạt của Mỹ cùng với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Trong bài phát biểu được phát trên truyền hình, Tổng thống Rouhani cho rằng sức ép kinh tế từ năm 2018 đang ngày càng gia tăng và hiện đã gây nhiều tổn thất cho Iran.

Vietnam+





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng giữa Israel-Iran gia tăng đẩy đồng USD mạnh lên

Đồng USD lên giá so với các đồng tiền chủ chốt khác khi các thị trường chuyển hướng sang tích lũy tài sản "trú ẩn an toàn," giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở...

Kỳ lân công nghệ Đông Nam Á ngày càng giống ngân hàng

Nhiều kỳ lân công nghệ Đông Nam Á đang vận hành mảng kinh doanh ngân hàng số với kỳ vọng đem lại phần lớn doanh thu trong tương lai, điều mà cách đây vài năm không...

JPMorgan và ván cược 50 tỷ USD vào châu Á

JPMorgan Chase đang tăng tốc nỗ lực của mình tại thị trường tín dụng tư nhân đang phát triển nhanh chóng của châu Á, tập trung vào nhu cầu ngày càng tăng đối với...

Nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu chính phủ ở châu Á

Các nhà đầu tư trên toàn cầu đang tăng tốc mua trái phiếu chính phủ tại các nước châu Á để tận dụng làn sóng giảm lãi suất và các đồng tiền trong khu vực mạnh lên...

Cuộc chơi xếp hạng tín nhiệm của Egan-Jones (kỳ 2): Phố Wall dấy lên nghi vấn

Từ căn nhà 4 phòng ngủ ở ngoại ô Pennsylvania, Egan-Jones đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm gần đây. Năm 2014, với 10 chuyên viên, công ty duy trì xếp hạng...

Cuộc chơi xếp hạng tín nhiệm của Egan-Jones (kỳ 1): 20 chuyên viên "cân" hơn 3,000 thương vụ

Một công ty xếp hạng nhỏ tự nhận mình là đơn vị đánh giá tín dụng tư nhân năng suất nhất thị trường, khiến giới tài chính lo ngại những rắc rối tiềm ẩn.

Gia tộc giàu nhất Singapore bán tòa nhà biểu tượng sau khủng hoảng gia đình

Tập đoàn bất động sản hàng đầu Singapore City Developments Ltd. (CDL) đã đồng ý bán cổ phần đa số trong một trong những tòa nhà văn phòng mang tính biểu tượng của...

Đồng USD trượt về đáy 3 năm

Thị trường tài chính Mỹ đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động trong ngày 02/06 khi đồng USD trượt về mức thấp nhất trong ba năm và trái phiếu Chính phủ chịu...

Tác động có thể là rất lớn từ kế hoạch đánh thuế kiều hối của Mỹ

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tung ra “vũ khí” mới trong cuộc chiến chống nhập cư bất hợp pháp bằng việc đề xuất đánh thuế 3,5% lên các khoản kiều hối...

Ngân hàng lớn nhất châu Âu HSBC rót 4 tỷ USD vào tín dụng tư nhân

HSBC sẽ đầu tư số tiền 4 tỷ USD với mục tiêu thu hút thêm vốn từ những nhà đầu tư bên ngoài để xây dựng một quỹ tín dụng trị giá 50 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98