Ngày 25/06/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

25/06/2020 10:00
25-06-2020 10:00:00+07:00

Ngày 25/06/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, DAH, DGW, DPM, FLC, GTN, MBB, PDR, SCRVIC.

Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, khuyến nghị của Vietstock Trader, thanh khoản... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

BVH – Tập đoàn Bảo Việt

Sau khi rơi về hỗ trợ mạnh tại vùng 34,000-36,500 (đáy cũ tháng 02/2015), BVH đã tạo tổ hợp nến Three Inside Up trong ngày 25/03/2020 cho thấy nhiều khả năng một nhịp hồi đã xuất hiện. Bên cạnh đó, phiên tăng điểm trong ngày giao dịch tiếp theo đã xác nhận cho nhịp hồi phục này. Đây cũng là điểm bắt đầu cho quá trình phục hồi trung và dài hạn của BVH.

BVH cho tín hiệu điều chỉnh sau khi test vùng 51,000-53,000 (đáy cũ tháng 10/2017) khi tạo tổ hợp nến Evening Star. Tuy nhiên, hỗ trợ tại vùng 45,000-47,000 (đáy cũ tháng 05/2020) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ khi BHV tạo tổ hợp nến Morning Star tại đây. Tuy nhiên, tín hiệu vẫn chưa được xác nhận khi BVH giảm điểm các phiên sau đó.

Trong phiên giao dịch ngày 24/06/2020, BVH giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp với thân nến lớn dần và phá thủng đường SMA 100 ngày, đồng thời giá đang test lại trendline tăng (bắt đầu từ tháng 05/2020). Trong những giao dịch tiếp theo, nếu BVH giữ vững hỗ trợ này thì tình hình sẽ khả quan hơn.

DAH - CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á

Ngày 14/05/2020, DAH hoàn thành mẫu hình Morning Star, đồng thời rời khỏi hỗ trợ tại vùng 8,900-9,400 (đáy cũ tháng 11/2019), đồng thời vượt lên trên đường SMA 200 ngày, qua đó hàm ý cho một nhịp tăng mới. Phiên tăng điểm khá lớn tạo Rising Window tiếp theo đã xác nhận cho tín hiệu này.

Trong nhịp tăng này, DAH xuất hiện nhịp điều chỉnh và test lại hỗ trợ tại vùng 11,200-11,700 (đỉnh cũ tháng 10/2019) và tạo nhiều tín hiệu đảo chiều tại đây như Piercing Line vào ngày 27/05/2020, Morning Star vào ngày 01/06/2020, qua đó hàm ý nhịp tăng mới đang dần trở lại.

Trong nhịp tăng này, DAH vượt lên trên mức đỉnh lịch sử quanh vùng giá 15,000 (đỉnh cũ tháng 08/2019). Hiện tại, giá đang đi ngang tại đây với khối lượng thấp duy trì dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất trong những phiên gần đây. Ngày 24/06/2020, DAH tạo mẫu hình nến Morning Star, nếu phiên tiếp theo là phiên tăng điểm thì một nhịp tăng mới sẽ được xác nhận.

DGW - CTCP Thế Giới Số

Nhịp tăng của DGW tạm dừng sau khi test vùng kháng cự 27,000-27,700 (đỉnh cũ tháng 11/2019), tuy vậy đà giảm không kéo dài lâu. Vùng 25,700-26,200 (đỉnh cũ tháng 01/2020 hội tụ cùng trendline tăng được thiết lập từ tháng 04/2020) hỗ trợ khá tốt cho cổ phiếu khi giá tạo cây nến White Marubozu vào ngày 03/06/2020 sau khi chạm lại hỗ trợ này.

DGW rơi vào trạng thái điều chỉnh sau khi thiết lập đỉnh cao ở vùng 31,000-32,000. Đường trendline tăng bắt đầu từ tháng 04/2020 một lần nữa hỗ trợ tốt trong nhịp điều chỉnh này khi DGW một lần nữa tạo tín hiệu đảo chiều tại đây.

Ngày 17/06/2020, DGW hoàn thành mẫu hình nến Three Inside Up qua đó xác nhận cho một nhịp tăng mới. Trong nhịp tăng này, DGW bứt phá qua khỏi đỉnh cũ trước đó (tương đương vùng 31,000-32,000) vào ngày 18/06/2020, đồng thời hàm ý nhịp tăng có khả năng được tiếp tục khi tạo cây nến White Marubozu trong phiên tiếp theo.

Hiện tại, DGW đang test lại vùng kháng cự 38,000-39,000 (ngưỡng Fibonacci Projection 78.60%), nếu vượt qua được vùng này thì nhịp tăng có khả năng tiếp diễn. Mục tiêu có khả năng là ngưỡng Fibonacci Projection 100%.

DPM - Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP

Ngày 08/04/2020, DPM hoàn thành mẫu hình Bullish Engulfing, đồng thời bứt phá khỏi cận trên kênh xu hướng được thiết lập trước đó, qua đó hàm ý đà tăng đang được tiếp diễn. Thanh nến tăng điểm trong phiên giao dịch tiếp theo đã xác nhận cho tín hiệu này.

DPM di chuyển trong một kênh giá nhất định trong một khoảng thời gian khá lâu với cận trên là vùng kháng cự 14,800-15,200 (đỉnh cũ tháng 10/2019) và cận dưới là vùng hỗ trợ 13,400-13,900 (đỉnh cũ tháng 11/2019).

Ngày 22/06/2020, DPM kết phiên với thanh nến White Marubozu với khối lượng đột biến (vượt mức trung bình 20 phiên gần nhất), đồng thời giá đã bứt phá khỏi cận trên của kênh xu hướng. Sau khi test lại kháng cự tại vùng 15,800-16,100 (đáy cũ tháng 04/2019), DPM điều chỉnh khi tạo 2 thanh nến giảm điểm với thân to liên tiếp. Hiện tại, vùng cận trên của kênh giá tại vùng 14,800-15,200 đang là hỗ trợ của cổ phiếu.

FLC - CTCP Tập đoàn FLC

Ngày 03/04/2020, FLC tạo mẫu hình nến Three Outside Up sau khi chạm vùng hỗ trợ 2,500-2,600 (đáy cũ tháng 10/2012), qua đó hàm ý nhịp tăng đang dần trở lại. Sau khi tăng chạm kháng cự tại vùng 3,140-3,300 (đáy cũ tháng 10/2019), FLC tạo mẫu hình nến Black Marubozu vào ngày 07/04/2020, điều này dự báo nhịp điều chỉnh mới.

Ngưỡng Fibonacci Retracement 23.60% đã là hỗ trợ rất tốt cho FLC trong giai đoạn điều chỉnh này. Ngày 02/06/2020, giá tạo mẫu hình Dark Cloud Cover sau khi test lại kháng cự tại vùng 3,140-3,300 (đáy cũ tháng 10/2019), cổ phiếu điều chỉnh sau đó. Tuy nhiên, giá tạm ngưng đà giảm sau khi chạm đường SMA 50 ngày. Ngày 12/06/2020, FLC tạo mẫu hình White Closing Marubozu đồng thời tiến đến test lại kháng cự tại vùng 3,140-3,300. Phiên tăng điểm ngày 16/06/2020 đã giúp cổ phiếu bứt mạnh khỏi vùng này và ngưỡng Fibonacci Retracement 61.80%.

Ngày 23/06/2020, FLC tạo Rising Window đồng thời bứt phá khỏi kháng cự tại vùng 3,850-4,000 (đỉnh cũ tháng 03/2020) nên nhịp tăng có khả năng tiếp diễn. Tuy nhiên, sự rung lắc đã xuất hiện khi FLC tạo thanh nến đỏ thân lớn với khối lượng khá đột biến trong phiên ngày 24/06/2020. Vùng 3,850-4,000 (đỉnh cũ tháng 03/2020) sẽ là hỗ trợ gần nhất khi chỉ số điều chỉnh

GTN – CTCP GTNFoods

Ngày 05/05/2020, GTN kết phiên với thành nến White Marubozu, đồng thời bứt phá khỏi kháng cự tại vùng 15,000-15,500 (đáy cũ tháng 02/2020) cho thấy nhịp tăng có khả năng quay trở lại. Phiên tăng điểm ngay sau đó đã xác nhận cho nhịp tăng này đồng thời bứt phá khỏi trendline giảm bắt đầu từ tháng 12/2019.

Vùng 17,500-18,000 đang là kháng cự khá mạnh khi nhiều lần cổ phiếu cho tín hiệu đảo chiều tại đây như mẫu hình nến Dark Cloud Cover vào ngày 19/05/2020, mẫu hình nến Bearish Engulfing vào ngày 27/05/2020, thanh nến Black Marubozu vào ngày 11/06/2020,…

Trong phiên ngày 24/06/2020, GTN có lúc đã tăng điểm vượt lên trên kháng cự này, tuy nhiên hình ảnh bóng nến khá dài cho thấy lực bán xuất hiện đẩy giá cổ phiếu trở về kháng cự tại đây. Trong những phiên tới, Nếu GTN bứt phá khỏi kháng cự này thì tình hình sẽ khả quan hơn.

MBB - Ngân hàng TMCP Quân Đội

Ngày 07/05/2020, MBB tạo cây nến White Marubozu và vượt lên trên hỗ trợ tại vùng 15,500-16,200 (đỉnh cũ tháng 04/2020 hội tụ cùng đường middle của Bollinger Bands), qua đó hàm ý nhịp tăng đang trở lại.

Sau khi chạm vùng kháng cự 18,800-19,300 (đáy cũ tháng 06/2019), MBB hoàn thành mẫu hình nến Bearish Engulfing cho thấy nhịp điều chỉnh đang dần được hình thành. Trendline tăng (bắt đầu từ tháng 04/2020) hỗ trợ khá tốt cho chỉ số trong nhịp điều chỉnh này.

Hiện tại, chỉ số đang test vùng hỗ trợ 17,000-17,700 (đáy cũ tháng 01/2019), nếu bứt phá khỏi vùng này thì mục tiêu tiếp theo của giá cổ phiếu có thể là vùng 18,800-19,300 (đỉnh cũ tháng 06/2020).

PDR - CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt

Sau khi bứt phá khỏi cận trên của kênh xu hướng, PDR tiếp tục đi ngang tại vùng kháng cự 24,700-25,400 (đỉnh cũ tháng 04/2018). Ngày 28/05/2020, PDR tạo mẫu hình White Marubozu đồng thời bứt phá khỏi vùng kháng cự này, qua đó hàm ý một nhịp tăng mới.

Sau khi thiết lập đỉnh cao mới quanh vùng 27,500, PDR cho tín hiệu điều chỉnh khi tạo cây nến đỏ thanh nhỏ vào ngày 01/06/2020 với khối lượng thấp hơn khá nhiều so với những phiên trước đó. Phiên giảm điểm khá mạnh ở ngày tiếp theo đã bắt đầu cho một nhịp giảm mới.

Nhịp giảm được tạm dừng tại cận giữa của kênh xu hướng được thiết lập trước đó khi giá tạo cây nến Hammer với bóng dưới khá dài, qua đó hàm ý bên mua đang chiếm được ưu thế lớn. Ngày 22/06/2020, PDR tạo cây nến White Marubozu và vượt lên trên đường SMA 50 ngày, đồng thời tiếp cận lại kháng cự tại vùng 24,700-25,400 (đỉnh cũ tháng 04/2018). PDR tín hiệu điều chỉnh khi tạo mẫu hình nến gần giống Evening Star tại kháng cự này vào ngày 24/06/2020. Cận giữa hay xa hơn là cận dưới của kênh xu hướng tăng trước đó sẽ là hỗ trợ của cổ phiếu.

SCR - CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín

Từ tháng 03/2020, SCR di chuyển trong một kênh giá tăng nhất định.

Ngày 05/06/2020, SCR hoàn thành mẫu hình nến White Marubozu đồng thời bứt phá khỏi cận trên của kênh xu hướng này qua đó cho thấy nhịp tăng đang được tiếp diễn. Sau khi chạm kháng cự tại vùng 6,500-6,700 (đãy cũ tháng 05/2019), SCR tạo mẫu hình nến Shooting Star qua đó cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế rất lớn và một nhịp điều chỉnh đang trở lại. Phiên giảm điểm tiếp theo đã xác nhận cho điều này.

Vùng hỗ trợ 5,600-5,800 (đỉnh cũ tháng 02/2020) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi đã ngăn cản đà rơi của cổ phiếu. Ngày 19/06/2020, SCR hoàn thành mẫu hình nến Morning Star qua đó cho thấy nhịp tăng đang được tiếp diễn. Phiên tăng điểm tạo Rising Window vào ngày 22/06/2020 đã xác nhận cho nhịp tăng này.

Sau khi chạm kháng cự tại vùng 6,400-6,700 (đỉnh cũ tháng 07/2019), SCR tạo mẫu hình Bearish Engulfing vào ngày 23/06/2020 cho thấy sự điều chỉnh của giá cổ phiếu. Phiên giảm điểm tiếp theo đã xác nhận cho tín hiệu này. Hiện tại, vùng 5,600-5,800 (đỉnh cũ tháng 02/2020 sẽ là hỗ trợ tiếp theo của chỉ số).

VIC - Tập đoàn VINGROUP - CTCP

Sau nhịp giảm mạnh, VIC tạo liên tiếp 2 cây nến White Marubozu vào ngày 25/03/2020 và 26/03/2020, qua đó cho thấy nhịp giảm trước đó có khả năng kết thúc và nhịp tăng mới đang dần trở lại.

Sau nhịp tăng đó, VIC đi ngang tích lũy với cận trên là vùng 96,000-98,000 (đáy cũ tháng 12/2018) và cận dưới là vùng 90,000-92,000 (đáy cũ tháng 11/2018) trong thời gian khá dài.

Ngày 19/06/2020, giá tạo thanh nến White Marubozu đồng thời test lại cận trên của kênh giá này. Tuy nhiên, VIC nhanh chóng điều chỉnh sau khi chạm đỉnh cũ liền kề trước đó (tương đương vùng 96,000-98,000). Hiện tại, hỗ trợ tiếp theo của VIC sẽ là vùng 90,000-91,600 (đáy cũ tháng 04/2020).

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (9)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 16/04: Sắc đỏ bao trùm thị trường

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh MACD tiếp tục suy yếu và cắt xuống mức 0 cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng trong phiên sáng cho...

Ngày 16/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 15/04: Trạng thái giằng co chi phối thị trường

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng trong phiên sáng cho thấy tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư đang khá phân...

Tuần 15-19/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 15-19/04/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 12/04: Tiếp tục trạng thái tăng giảm đan xen

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm nhẹ cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm trong phiên sáng cho thấy tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư tiếp tục...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 11/04: Tiếp diễn trạng thái phân hóa

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm với các tín hiệu tiêu cực của chỉ báo MACD cho thấy triển vọng phục hồi mạnh trong ngắn hạn vẫn chưa quay lại.

Ngày 11/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VNM.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 10/04: Tâm lý giằng co chi phối thị trường

VN-Index và HNX-Index vận động giằng co quanh mốc tham chiếu kèm thanh khoản chưa có sự cải thiện đáng kể cho thấy tâm lý lưỡng lự của nhà đầu tư vẫn còn.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 09/04: Tâm lý thận trọng đang bao trùm

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm nhẹ với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm nhẹ trong phiên sáng cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư đang hiện hữu.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98