Nikkei: Nhật Bản nới giới hạn đi lại, Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia ưu tiên nới lỏng

19/06/2020 13:39
19-06-2020 13:39:00+07:00

Nikkei: Nhật Bản nới giới hạn đi lại, Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia ưu tiên nới lỏng

Hôm thứ Năm (18/06), Nhật Bản quyết định nới một số giới hạn về chuyến đi công tác, bắt đầu với những quốc gia có tương đối ít ca nhiễm Covid-19, trong đó có Việt Nam.

Xứ sở mặt trời mọc mong muốn cho phép tổng cộng 250 du khách từ Việt Nam và Thái Lan nhập cảnh mỗi ngày trong thời gian tới, sớm nhất vào tháng 7. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đang đàm phán với Australia và New Zealand. Trong khi đó, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan có thể phải chờ đến mùa thu.

Nguồn: Nikkei Asian Review

Quyết định trên đánh dấu bước tiến trong nỗ lực tìm cách nối lại hoạt động du lịch một cách nhanh chóng và an toàn của Nhật bản khi các quốc gia khác dần mở cửa trở lại. Trung Quốc bắt đầu nhận du khách đi công tác từ Hàn Quốc ở một số khu vực nhất định trong tháng trước. Tuần trước, Ủy ban châu Âu (EC) khuyến nghị rằng các quốc gia nằm trong hoặc liên kết với khối miễn hộ chiếu Schengen nên nới lỏng hạn chế đi lại với một số nước thứ ba.

Việc sàng lọc những bệnh nhân dương tính với Covid-19 sẽ là chìa khóa để ngăn chặn đại dịch lây lan đến hoặc ra khỏi Nhật Bản. Du khách rời Nhật Bản sẽ phải xét nghiệm PCR và gửi hành trình di chuyển cho cơ quan chức năng. Chưa hết, du khách cũng phải tiến hành thêm một xét nghiệm PCR khác tại sân bay khi nhập cảnh Nhật Bản và chính quyền khuyến khích sử dụng một ứng dụng theo dõi liên lạc.

Khả năng xét nghiệm hạn chế là một lý do chính khiến Nhật Bản không nối lại di chuyển với một số đối tác kinh tế gần hơn.

Trong năm 2018, tổng lượng khách đến Nhật Bản từ Việt Nam và 3 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán đạt trung bình khoảng 6,000 người/ngày. Dù vậy, Tokyo chưa quyết định nới giới hạn với Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, mặc dù tổng lượng khách đến từ 4 nơi này cao gấp 10 lần con số trên và chiếm khoảng 70% tổng lượng khách đến xứ sở mặt trời mọc.

Mỗi ngày, Nhật Bản thực hiện được khoảng 950 xét nghiệm tại các sân bay, trong khi năng lực xét nghiệm của đất nước mặt trời mọc ở 2,300 đơn vị. Thế nhưng, mức giới hạn chỉ tiếp nhận 250 khách nhập cảnh mỗi ngày được đưa ra để giúp Nhật Bản có thể đối phó trong mọi trường hợp bất ngờ.

"Để thêm Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan vào danh sách, chúng tôi cần có năng lực xét nghiệm khoảng 10.000 lần/ngày",  một nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho hay.

Hôm thứ Năm (18/06), Thủ tướng Shinzo Abe đã ra lệnh thành lập một cơ sở xét nghiệm Covid-19 riêng cho khách du lịch, cùng với việc cho ra các xét nghiệm PCR dựa trên nước bọt.

"Trạng thái 'cô lập' hiện nay có tác động rất lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa", ông Abe nói với các phóng viên, nhấn mạnh cần phải mở rộng năng lực xét nghiệm.

Các cân nhắc khác về ngoại giao cũng đang được bàn tính. Mùa xuân năm nay, Trung Quốc đã đề xuất nới lỏng hạn chế đi lại theo khuôn khổ ba chiều với Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng Tokyo từ chối do xung đột giữa Bắc Kinh và Washington.

“Việc mở cửa du lịch đến và đi từ Trung Quốc trước Mỹ có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ Nhật-Mỹ”, một nguồn tin của Chính phủ Nhật Bản cho biết.

Nhật Bản chọn không nới lỏng hạn chế đi lại với Mỹ vì số ca nhiễm Covid-19 nơi đây vẫn còn rất cao, trong khi quan hệ ngoại giao khó khăn với Seoul cũng gây không ít trở ngại.

Tính đến 6h ngày 19/06, toàn cầu ghi nhận 8.565.345 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra, trong đó có 455.481 trường hợp tử vong và 4.507.785 người bình phục.

* Thủ tướng Nhật Bản nói sẽ mở cửa cho công dân Việt Nam

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98