Tiết kiệm hơn 100.000 tỉ đồng nhờ giảm thủ tục

23/06/2020 06:29
23-06-2020 06:29:56+07:00

Tiết kiệm hơn 100.000 tỉ đồng nhờ giảm thủ tục

Một tỉ lệ đáng kể doanh nghiệp không nhận thấy sự thay đổi tích cực trong việc thực hiện thủ tục của bộ chuyên ngành trên cổng thông tin một cửa quốc gia.

Tiết kiệm hơn 100.000 tỉ đồng nhờ giảm thủ tục
Doanh nghiệp kiến nghị cần đẩy nhanh việc triển khai thanh toán điện tử, gỡ khó thủ tục về xuất khẩu. Ảnh: TL

Ngày 22-6, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng cục Hải quan và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố báo cáo “Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và thời gian thực hiện thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa quốc gia”.

Báo cáo dựa trên việc phân tích, đánh giá ý kiến của gần 3.100 doanh nghiệp (DN) về 12 thủ tục hành chính, dịch vụ công có tần suất thực hiện nhiều nhất trên cổng thông tin một cửa quốc gia.

Nhiều thay đổi nhưng vẫn còn vướng

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI), cho biết kết quả khảo sát DN cho thấy đa số chức năng cơ bản trên cổng một cửa quốc gia hiện hoạt động tốt. Tỉ lệ DN đánh giá dễ, tương đối dễ thực hiện đối với các tính năng cơ bản như “tạo tài khoản và đăng nhập”, “xem và in hồ sơ” lần lượt là 95% và 93%.

Thủ tục “cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi C/O” và “cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa” là hai thủ tục dễ tiến hành nhất với chỉ khoảng 15% DN cho biết có gặp khó khăn.

Dù vậy, vẫn có một tỉ lệ đáng kể DN gặp khó khăn khi sử dụng cổng thông tin. Chẳng hạn như 27% DN chưa hài lòng với tình trạng hoạt động thiếu ổn định của cổng do còn gặp những lỗi kết nối.

Đáng chú ý, có 26% DN gặp trở ngại với thủ tục “kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu”. Các thủ tục “cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế” và “cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu” của Bộ Y tế có tỉ lệ DN gặp khó khăn trong thực hiện lần lượt ở mức 34% và 29%.

Thậm chí, theo ông Đậu Anh Tuấn, có DN cho biết có những thủ tục DN vừa phải thực hiện qua cổng điện tử vừa phải đến tận nơi thực hiện là không hợp lý. “Nguyên nhân chính của những khó khăn bao gồm hệ thống xử lý thủ tục của bộ quản lý chuyên ngành chưa “điện tử” hoàn toàn; vẫn còn tình trạng một số DN bị yêu cầu sửa đổi hồ sơ nhiều lần, thời gian các bộ, ngành xử lý hồ sơ của một số DN tương đối lâu” - báo cáo nhận định.

Doanh nghiệp kiến nghị cần đẩy nhanh việc triển khai thanh toán điện tử, gỡ khó thủ tục về xuất khẩu. Ảnh: TL

Tốn kém nhất là khâu tiếp nhận, giải quyết hồ sơ

Báo cáo cho thấy xét về mức độ tốn kém thời gian và chi phí ở mỗi khâu khi làm các thủ tục hành chính cho thấy khâu “tiếp nhận và giải quyết hồ sơ” thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành vẫn là khâu gây tốn kém thời gian và chi phí cho nhà kinh doanh nhiều nhất.

Lo ngại về tính bảo mật

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam, nêu rõ: “Chúng tôi không được hướng dẫn đầy đủ trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa quốc gia nên phải làm thủ tục nhiều lần. Vì vậy, chúng tôi rất mong vấn đề này được cải thiện hơn nữa. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có băn khoăn, lo ngại về tính bảo mật của hệ thống tài liệu của DN liệu có bị lộ, lọt ra bên ngoài. 

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, nhìn nhận có nhiều văn bản, thủ tục hành chính đã thay đổi theo hướng tích cực nhưng vẫn còn rất nhiều quy định phức tạp, muốn triển khai cũng khó. “Do đó, chúng tôi cho rằng rất cần sự vào cuộc của tất cả các bên thì cơ chế một cửa quốc gia mới vận hành một cách có hiệu quả, thông suốt được. Cùng với đó, thiết bị công nghệ cho cả hệ thống cần được đồng bộ để việc vận hành một cách trôi chảy” - ông Cẩm nhấn mạnh.

Nhiều DN cũng đề nghị các cơ quan chức năng khắc phục những trục trặc về đăng ký và sử dụng chữ ký số; nâng cấp các chức năng giải đáp vướng mắc cho DN khi giải quyết thủ tục hành chính; sớm bổ sung chức năng thanh toán điện tử trên cổng một cửa quốc gia… Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương, cho rằng không chỉ cần sự tham gia của các bộ quản lý chuyên ngành mà bản thân đơn vị vận hành cơ chế cũng cần sự chủ động hơn nữa. “Hiện nay, Bộ Công Thương mới kết nối 11 thủ tục hành chính với cổng thông tin một cửa quốc gia, còn sáu thủ tục chưa kết nối. Mặc dù chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng kết nối cho sáu thủ tục này nhưng vẫn phải phụ thuộc vào đơn vị vận hành” - ông Hải chia sẻ.

Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam

Cơ chế một cửa quốc gia là hệ thống một cửa để thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa nhằm giúp tinh giản các thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Đến nay, hệ thống đã triển khai được 198 thủ tục trên tổng số 250 thủ tục hành chính, kết nối 13 bộ ngành, cấp phép cho hơn 3 triệu hồ sơ của hơn 39.000 DN.

Số lượng nhân sự của 9/12 thủ tục hành chính tại DN đã giảm 1/2 so với trước đây. Tổng tiền tiết kiệm lên đến hơn 4,55 tỷ USD, tương ứng gần 107.000 tỉ đồng.

Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ khẳng định sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân thực hiện cải cách và nâng cao mức độ hài lòng của cộng đồng DN đối với những công cụ tạo thuận lợi thương mại quan trọng tương tự như cơ chế một cửa quốc gia. 

AN AN

Pháp luật TPHCM





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng Bộ Y tế: Không có tình trạng thuốc giả trong bệnh viện

Giải trình tại phiên thảo luận kinh tế-xã hội của Quốc hội ngày 18/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, có tình trạng thuốc giả trên thị trường nhưng không...

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi hải quan Mỹ dùng AI truy xuất nguồn gốc hàng hóa?

Chuyên gia cảnh báo, hải quan Mỹ đang áp dụng công nghệ AI một cách mạnh mẽ trong giám sát và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu. Điều này buộc các doanh nghiệp...

Bình Thuận yêu cầu chi trả lương tháng 7 cho công chức trước ngày 23-6

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Kho bạc Nhà nước Khu vực XV cấp kinh phí để chi trả tiền lương kịp thời cho cán bộ, công chức, viên chức của tháng 7-2025...

FDI suy giảm cản trở tăng trưởng của các nước đang phát triển

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào các nền kinh tế đang phát triển đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005, làm dấy lên lo ngại về khả năng thúc đẩy tăng...

Rót 7 tỷ USD vào Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

Khu lõi của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM đặt tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 9,2 ha. Diện tích này sẽ đầu tư xây dựng trụ sở của các cơ quan quản lý, cơ quan...

Tập đoàn của Hậu 'Pháo' thu hơn 7.000 tỷ đồng tại dự án ở Nha Trang

Từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng tiến trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thu của...

Kinh tế tuần hoàn và dệt may: Những thay đổi cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường tại Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với áp lực chuyển đổi mạnh mẽ từ yêu cầu phát triển bền vững và cam kết giảm phát thải carbon toàn cầu. Với tổng kim ngạch xuất...

Dùng ngân sách Trung ương để giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một dự án độc lập, sử dụng ngân sách...

Hơn 120 website, ứng dụng thương mại điện tử bị 'khai tử'

Trong 5 tháng đầu năm 2025, Bộ Công Thương đã phối hợp rà soát chéo với cơ quan thuế, qua đó chấm dứt hoạt động của hơn 120 website và 48 ứng dụng thương mại điện...

TP Hồ Chí Minh thu hút hơn 2,86 tỷ USD vào các khu công nghiệp, khu chế xuất

Trong số hơn 2,86 tỷ USD vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP Hồ Chí Minh, vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 935,3 triệu USD; vốn đầu tư trong nước đạt 45.437 tỷ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98