Việt Nam cần công bố hết dịch COVID-19

16/06/2020 07:00
16-06-2020 07:00:00+07:00

Việt Nam cần công bố hết dịch COVID-19

Dựa vào các tiêu chí đã đạt được, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM, đề nghị Việt Nam cần công bố hết dịch COVID-19.

Việt Nam cần công bố hết dịch COVID-19
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM, phát biểu tại Quốc hội về phục hồi kinh tế hậu COVID-19. Ảnh: TTXVN

Ngày 15-6, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM, phát biểu tại Quốc hội về việc phục hồi kinh tế hậu COVID-19. ông cho rằng cần lập trình quá trình mở lại nền kinh tế, chủ động bảo vệ năng lực sản xuất, kinh doanh trong nước, phát huy động lực kép và sức mạnh Việt Nam để phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đặc biệt là Việt Nam cần công bố hết dịch COVID-19.

Nhận thức về dịch

Ông phát biểu: Ngày 1-1, có người nhiễm virus đầu tiên chết ở Trung Quốc. Ngày 25-1, có 1.000 người nhiễm ở Trung Quốc và ngày 28-1 có 100 người chết.

Lúc đó thế giới chưa biết đặt tên virus là gì.

Đến ngày 1-2, Trung Quốc có 12.000 người nhiễm, 1.000 người chết. WHO công bố virus Corona là nguy cơ dịch toàn cầu nhưng khuyến cáo chưa phải hạn chế đi lại giữa các quốc gia.

Đến tháng 3, các nước EU, Singapore vẫn tranh luận có cần đeo khẩu trang hay không và cuối cùng cho rằng chưa cần đeo. Ngày 11-3, WHO công bố đại dịch toàn cầu, lúc đó có 117 nước có ca nhiễm với 118.000 người nhiễm, 4.240 người chết.

Tức bình quân một nước có 1.000 người nhiễm vào thời điểm dịch toàn cầu và có 37 người chết. Thời điểm này, tổng thống Mỹ cũng coi dịch không phải là vấn đề quan trọng với Mỹ. Như vậy, trong ba tháng đầu năm 2020, thế giới trải qua giai đoạn “một chưa” và “ba không”, đó là “chưa biết và không cần đeo khẩu trang, không cần hạn chế đi lại giữa các nước, không cần hạn chế đi lại, tiếp xúc, đóng trường học trong mỗi quốc gia”.

Dịch bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 2, tháng 3, EU vào các tháng 3-5, Bắc Mỹ trong tháng 5-6..., còn châu Phi chưa biết khi nào có dịch lớn.

Sau sáu tháng dịch toàn cầu, có thể rút ra bốn nhận thức về quy luật lây nhiễm và phát triển dịch. Đó là phải đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc, rửa tay sát trùng và phải thực hiện cách ly triệt để.

Giai đoạn 1 lây nhiễm tăng chậm, 30 ngày mới có 100 người nhiễm và các quốc gia không sợ. Giai đoạn 2 từ 1.000 đến 32.000 người nhiễm chỉ trong 15-30 ngày, các quốc gia sợ.

Hiện nay thế giới trạng thái nhiễm và có dịch có thể chia các quốc gia thành bốn loại.

Các nước ở giai đoạn 2 tăng tốc lây nhiễm như Mỹ, Nga, Brazil, Ấn Độ... và chưa chuyển giai đoạn. Nhóm 2 là các nước ở giai đoạn 3, tức có ca nhiễm tăng cao đạt đỉnh và giảm dần như Đức, Pháp, Ý... nhưng chưa an toàn. Nhóm 3 là các nước đạt an toàn, bình quân dưới 10 người nhiễm/1 triệu dân như Lào, Campuchia. Nhóm 4 là những nước chưa bao giờ đạt ngưỡng 1.000 ca nhiễm/1 triệu dân, tức an toàn từ đầu như Việt Nam, Myanmar.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM, phát biểu tại Quốc hội về phục hồi kinh tế hậu COVID-19. Ảnh: TTXVN

Việt Nam đã làm gì?

Ngay từ tháng 1, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo từ bài học của phòng, chống dịch SARS là giám sát chặt diễn biến dịch ở Trung Quốc để có biện pháp phòng ngừa. Sau tháng 2 chúng ta thảo luận có đi học lại hay không. Lúc đó Bộ GD&ĐT không có chỉ đạo đi học lại, các địa phương tự quyết định. Ngày 31-1, TP.HCM quyết định cho nghỉ học nhưng nghỉ bao lâu chưa rõ. TP.HCM quyết định nghỉ hết tháng 2 và kiến nghị nghỉ hết tháng 3.

Vấn đề thứ hai thảo luận là cách ly người lây nhiễm thế nào. Ngày 8-2, TP.HCM quyết định cách ly tất cả người lây nhiễm từ F0 đến F2. Bình quân một người F0 TP.HCM cách ly 280 người. Toàn quốc tới ngày 31-3 công bố cách ly triệt để, sử dụng quân đội tham gia.

Ở Việt Nam có đeo khẩu trang hay không ta cũng thảo luận, vì nếu đeo đầy đủ sẽ không đủ khẩu trang. Sau đó, tới ngày 16-3 TP.HCM quyết định đi đặt khẩu trang cho đủ. Toàn quốc đeo khẩu trang từ ngày 1-4. Ngày 22-3, TP.HCM hạn chế đi lại, những thứ không cần thiết thì không triển khai.

Tóm lại, do chỉ đạo chung sớm, kịp thời, chúng ta đã kiểm soát rất tốt. Tổng số người nhiễm ở Việt Nam chưa bao giờ đạt 1.000 người. Đến nay là 332 người, thấp hơn nhiều mốc 1.000 so với lúc thế giới công bố dịch.

Và bây giờ ta nên làm gì?

Chúng ta có quan hệ kinh tế với nhiều nước nhưng chỉ có 17 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ đối tác quan trọng nhất. Những nước này quyết định 90% đầu tư nước ngoài, 80% thương mại quốc tế và 80% khách du lịch đến Việt Nam nên đề nghị cần giám sát và lập trình mở cửa với 17 nước này theo lộ trình, thỏa thuận hai bên.

Từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, 10/17 nước này sẽ không còn dịch ở tiêu chí dưới 10 người đang điều trị trên 1 triệu dân, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hong Kong, Đức, Úc… Như vậy ta cần phân công cụ thể lập lộ trình mở cửa với 10 nước này.

Bảy nước khác chưa đến độ an toàn như Ấn Độ, Mỹ, Singapore… phải theo dõi để khi họ có điều kiện thì thiết lập ngay. Ta có dự báo cần quan tâm là đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm nay nhiều khả năng giảm 30% so với năm ngoái, thương mại quốc tế giảm 15% và du lịch giảm 50%, cần có điều chỉnh phù hợp.

Với kết quả chống dịch của Việt Nam, cần công bố hết dịch ở trong nước với ba tiêu chí. Một là tỉ lệ người nhiễm trên 1 triệu dân không quá năm người (hiện ta chỉ có 3,1 người nhiễm/1 triệu dân). Hai là tỉ lệ người đang điều trị không quá một người trên 1 triệu dân (hiện Việt Nam chỉ có 0,2 người) và thứ ba là không có người chết. Trên cơ sở đó, chúng tôi kiến nghị chín giải pháp tiếp theo, kiến nghị sẽ gửi tới các đại biểu Quốc hội sau.

Tóm lại, chúng ta cần có lộ trình mở cửa từng bước, có mức độ với các nước để có thể vừa khai thác thị trường đầu tư nước ngoài, đồng thời khuyến khích khai thác thị trường và đầu tư trong nước, phát huy sức mạnh của Việt Nam là văn hóa, chính trị, kinh tế.

CHÂN LUẬN - ĐỨC MINH

Pháp luật TPHCM





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung

Giá điện 2 thành phần: Tạo sự minh bạch, công bằng

Ngoài việc tạo sự minh bạch, công bằng trong mua - bán điện, khi áp dụng giá điện 2 thành phần, tức theo công suất và điện năng tiêu thụ, còn giúp tiết kiệm điện...

Tập đoàn Nhật Bản khởi công dự án nửa tỷ USD

Chiều 13/04, trong chương trình công tác tại Hòa Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác dự lễ khởi công dự án Nhà máy sản xuất, chế tạo các loại bảng mạch...

Sớm có lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu, dịch vụ y tế

Tổng cục Thống kê cho rằng các bộ, ban, ngành xây dựng và báo cáo các phương án tăng giá các mặt hàng thiết yếu.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98