Xuất khẩu của Trung Quốc quay đầu giảm, nhập khẩu giảm mạnh nhất trong 4 năm

08/06/2020 10:42
08-06-2020 10:42:36+07:00

Xuất khẩu của Trung Quốc quay đầu giảm, nhập khẩu giảm mạnh nhất trong 4 năm

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc suy yếu trong tháng 5/2020, khi các biện pháp phong tỏa dịch bệnh tiếp tục làm giảm nhu cầu, trong khi việc nhập khẩu giảm mạnh hơn dự báo cho thấy áp lực ngày càng gia tăng lên đôi vai của các nhfa sản xuất vì tăng trưởng toàn cầu chững lại.

Số liệu thương mại ảm đạm hơn từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể gây áp lực lên các nhà quyết sách và buộc họ phải hỗ trợ thêm cho một lĩnh vực quan trọng đối với đời sóng của hơn 180 triệu người lao động. Tổng giá trị thương mại chiếm 1/3 GDP Trung Quốc.

Trong tháng 5/2020, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 3.3% so với cùng kỳ năm trước, sau đà tăng bất ngờ 3.5% trong tháng trước, dữ liệu từ Cục Hải quan Trung Quốc cho thấy trong ngày Chủ nhật (07/06). Tuy vây, vẫn giảm yếu hơn so với dự báo gảim 7% của các chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters.

Trong khi kim ngạch xuất khẩu diễn biến tốt hơn dự báo thì kim ngạch nhập khẩu lại giảm 16.7% so với cùng kỳ năm trước, tệ hơn mức giảm 14.2% của tháng trước và là tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2016. Trước đó, các chuyên viên phân tích dự báo nhập khẩu giảm 9.7% trong tháng 5/2020.

“Kim ngạch xuất khẩu hưởng lợi từ thị trường của Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN) và đà suy yếu về tỷ giá, trong khi kim ngạch nhập khẩu bị ảnh hưởng vì thiếu nhu cầu nội địa và giá hàng hóa suy giảm”, Wang Jun, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Zhongyuan Bank, cho hay.

Kết quả là Trung Quốc ghi nhận thặng dư thương mại kỷ lục 62.93 tỷ USD trong tháng 5/2020, cao nhất kể từ khi Reuters bắt đầu theo dõi dữ liệu này trong năm 1981.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ lên 27.89 tỷ USD trong tháng 5/2020, dựa trên dữ liệu từ Cục Hải quan Trung Quốc.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng lên kỷ lục ngay khi căng thẳng Mỹ-Trung đang dâng lên. Dù vậy, có nguồn tin cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump không còn cách nào khác ngoài việc giữ lại thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 tại thời điểm này.

Những khó khăn về xuất khẩu

Cả cuộc khảo sát chính thức và tư nhân trong tháng 5 đều cho thấy các chỉ số về đơn hàng xuất khẩu vẫn đang trong tình trạng suy giảm. Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp Trung Quốc giảm gần 30% trong giai đoạn tháng 1-4/2020.

Các chuyên viên phân tích cho biết các điểm sáng như xuất khẩu nguồn cung y tế đã che lấp những yếu tố tiêu cực mà các nhà xuất khẩu phải hứng chịu, như lượng hàng tồn chưa bán được và các đơn hàng nước ngoài bị hủy.

Trong nửa đầu tháng 5/2020, Trung Quốc xuất khẩu 63.2 tỷ Nhân dân tệ nguồn cung y tế, chỉ thấp hơn so với mức 71.2 tỷ Nhân dân tệ trong giai đoạn 3-4/2020.

“Mặc dù xuất khẩu diễn biến tốt hơn dự báo, nhưng không nên ngó lơ những khó khăn của các doanh nghiệp thương mại truyền thống”, Zhang Yi, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Zhonghai Shengrong Capital Management, cho hay.

Nhấn mạnh đến triển vọng bất ổn, Chính phủ Trung Quốc cho biết vào cuối tháng 5/2020 rằng họ không ấn định mục tiêu tăng trưởng năm 2020 – lần đầu tiên kể từ năm 2002. Điều này cho thấy lập trường cẩn trọng về việc nới lỏng chính sách, mặc dù một số chuyên gia dự báo nhu cầu nội địa sẽ phục hồi trở lại, trong khi các điều kiện xuất khẩu vẫn còn rất khó lường.

Nền kinh tế Trung Quốc thu hẹp 6.8% trong quý 1/2020 so với cùng kỳ năm trước. “Trong tương lai, kim ngạch xuất khẩu về cơ bản vẫn tăng trưởng âm, nhưng không nhất thiết phải tỏ ra quá bi quan”, ông Zhang cho biết.

“Kim ngạch nhập khẩu cũng có nhiều bất ổn, tùy thuộc vào đà hồi phục về nhu cầu nội địa và việc triển khai thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc”, ông nói.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...

Nội dung thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung dần được hé lộ

Tổng thống Trump cho biết Trung Quốc sẽ cung cấp nam châm và đất hiếm và Mỹ sẽ thực hiện các cam kết của mình, trong đó có việc cho phép sinh viên Trung Quốc theo...

Ông Trump lại dọa sẽ đơn phương áp thuế quan trong hai tuần tới

Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ gửi thư thông báo mức thuế quan đơn phương cho các đối tác thương mại trong 1-2 tuần tới, tức trước khi kết thúc thời gian hoãn...

Nóng: Mỹ có thể gia hạn thời gian hoãn thuế quan với các quốc gia có thiện chí

Chính quyền Trump đang cân nhắc gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan 90 ngày cho các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, với điều kiện những quốc gia này thể hiện "thiện...

Ông Trump nói Mỹ thu 55% thuế quan, Trung Quốc chỉ thu 10% 

Trong ngày 11/06, Tổng thống Donald Trump thông báo Trung Quốc sẽ cung cấp trước đất hiếm cho Mỹ trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại mới, gọi đây là thỏa thuận...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98